VIẾT CHÚT GÌ CHO NHAU.. ĐI NHA !

GUESTBOOK



Photobucket Blog

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Bài thơ với hơn hai trăm tên bài ca quen thuộc

 Bài Thơ hay, lời nhẹ nhàng ý nghĩa, nói lên hơn hai 200 tên bài Ca đã đi vào lòng người.


   Quê em BIỂN MẶN dừa xanh
   Sóng tình HOA BIỂN dổ dành người thương
   KIẾP NGHÈO một nắng hai sương
   LỐI VỀ XÓM NHỎ cuối đường cầu tre
   Đượm nồng TÌNH THẮM DUYÊN QUÊ
   Rung rinh GÁNH LÚA hẹn thề đêm trăng
   NƯƠNG CHIỀU khói toả lều tranh
   Vài con BƯỚM TRẮNG lượn quanh liếp cà
  HƯƠNG THẦM còn mãi TÌNH XA
   BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO còn ra nổi này
   CON THUYỀN KHÔNG BẾN có hay
   THU SẦU, CHIỀU TÍM tháng ngày đơn côi
   TRĂNG MỜ BÊN SUỐI ngàn đời
   Sao MÙA THU CHẾT còn rơi rớt nhiều
   ĐÈN KHUYA một bóng cô liêu
   MÙA THU CÒN ĐÓ tình yêu ngỡ ngàng
   ĐÒ CHIỀU chưa tiễn người sang
   NỔI LÒNG sao biết  THIÊN ĐÀNG ÁI ÂN
   TRÚC ĐÀO rụng khắp đầy sân
   DUYÊN QUÊ mong gặp một lần cho vơi
   NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG trong đời
   DẤU CHÂN KỶ NIỆM một thời học sinh
   Và TRANG NHẬT KÝ riêng mình
   Làm sao có được chuyện TÌNH THIÊN THU  
   CÔ ĐƠN nhìn GIỌT MƯA THU
   Nghe như TUYẾT LẠNH âm u sao đành
   Lật từng LƯU BÚT NGÀY XANH
   Thấy như LỆ ĐÁ vây quanh NỖI NIỀM
   SẦU ĐÔNG chẳng phải của riêng
   BÓNG CHIỀU TÀ nhạt, PHỐ ĐÊM hững hờ
   ĐÒ CHIỀU chở mấy LÁ THƠ
   KHUNG TRỜI TUỔI MỘNG, TÌNH BƠ VƠ sầu
   Ôi NHỮNG ĐÓM MẮT HỎA CHÂU
   NỦA ĐÊM NGOÀI PHỐ nhuốm màu thê lương
   MONG NGƯỜI CHIẾN SĨ sa trường
   Vào trong CÁT BỤI gíó sương không sờn
   Để ai GIẤC  NGỦ CÔ ĐƠN
    NGƯỜI ĐẸP YÊU DẤU, DỖI HỜN phòng the
   Từng đêm TRĂNG SÁNG VƯỜN CHÈ
   TRĂNG MỜ BÊN SUỐI nghe se sắt lòng
   CÔ ĐƠN, TÌNH NHỚ, phòng KHÔNG
   NGHÌN TRÙNG XA CÁCH nhớ mong ngập trời
   NẮNG CHIỀU giăng sợi đơn côi
   GIỌT MƯA TRÊN LÁ khóc đời hợp tan
   Bao giờ em bước SANG NGANG
   GIỌT LỆ SẦU khóc CHIỀU HOANG VẮNG người

   GA CHIỀU, NHƯ GIỌT SẦU RƠI,

   TẦU ĐÊM NĂM CŨ biết NGƯỜI VỂ đâu

   XÓM ĐÊM, TRĂNG RỤNG XUỐNG CẦU
   TÌNH BUỒN biến SẮC HOA MÀU NHỚ thương
    Cho em ĐÔI BÓNG bên đường
   Chung HAI LỐI MỘNG một phương trời hồng
   Sá gì ẢO ẢNH, ĐÊM ĐÔNG
   NỔI BUỒN GÁC TỌ chờ mong ngày về
   NGĂN CÁCH, MẤY DẬM SƠN KHÊ
   ĐƯỜNG XƯA LỐI CỦ trăng thề còn đây
   Tình yêu CHIẾC LÁ THU PHAI
   LÂU ĐÀI TÌNH ÁI không xây một mình
   Từ ngày XẾP ÁO THƯ SINH
   ANH ĐI CHIẾN DỊCH đăng trình nặng vai
   NGẬM NGÙI cửa đóng then gài
   NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH không phai má đào
   Lỡ khi BIẾT TRẢ LỜI SAO
   TÌNH CHÀNG Ý THIÊP ai sầu hơn ai
   Đượm nồng TIẾNG SÁO THIÊN THAI
  KHÔNG BAO GIỜ CÁCH NGĂN hai mai đầu
   Một lòng ĐỪNG NÓI XA NHAU
   NGƯỜI YÊU LÝ TƯỞNG trọn câu vẹn thề
   Rồi MỘT MAI

QUA CƠN MÊ
   HAI VÌ SAO LẠC đi về BẾN MƠ
   VẮNG XA vẫn mãi ĐỢI CHỜ
   Để em viết tiếp BÀI THƠ CUỐI CÙNG
   Có ai THƯONG VỀ MIỀN TRUNG
   QUÊ NGHÈO sỏi đá khốn cùng điêu linh
   Lòng như KHÚC HÁT ÂN TÌNH
   Trãi dài QUÊ MẸ nắng bình minh vui
   MƯA TRÊN PHỐ HUẾ sụt sùi
   CHO NGƯỜI TÌNH LỠ bùi ngùi vấn vương
   VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG
   NƯẢ ĐÊM NGOÀI PHỐ lòng TƯƠNG TƯ sầu  
   Dẫu rằng HAI ĐỨA GIẬN NHAU
   Vẫn không như thể QUA CẦU GIÓ BAY
   Một lần TỪ GIÃ THƠ NGÂY
   Là em NHƯ CÁNH VẠC BAY mất rồ   Dẫu cho CAY ĐẮNG, TÌNH ĐỜI
   NGƯỜI EM SẦU MỘNG tuyệt vời yêu anh
   Ân tình GẠO TRNG TRĂNG THANH
   Làm sao NƯỚC MẮT LONG LANH cạn dòng
   Bây giờ TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG
   NGƯỜI EM XÓM ĐẠO chỉ mong một điều
   Thương em HÃYNHỚ NHAU NHIỀU
   Hãy xin LÝ LUẬN TÌNH YÊU thế nào
   Cũng xin đừng VẪY TAY CHÀO

  TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO thật buồn
   MỘT LẦN DANG DỞ đau thương
   THA  LA XÓM ĐẠO thánh đường bơ vơ  
   Hằng đêm QUÁN NHỎ ĐỢI CHỜ
   Ôm SẦU LẼ BÓNG vần thơ bẽ bàng
   Còn đâu HOA SỨ NHÀ NÀNG
   Gặp em trở lại CÔ HÀNG XÓM xưa
   Còn đâu HUYỀN THOẠI CHIỀU MƯA
   NHỮNG NGÀY THƠ MỘNG đón đưa hẹn thề
   Em SAO KHÔNG THẤY ANH VỀ
   MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ tái tê lạnh nhiều  
   ĐÊM TÀN BẾN NGỰ cô liêu
   AI RA XỨ HUẾ hắt hiu tháng ngày
   Ôi chao THÀNH PHỐ MƯA BAY
   KHÓC NGƯỜI TRINH NỬ đắng cay tình đời
   HAI PHƯƠNG TRỜI CÁCH BIỆT rồi,
   NGẬM NGÙI cắn chặt bờ MÔI TÍM màu

   BAO GIỜ TA GẶP LẠI NHAU
   NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG giọt sầu ly tan
   Anh XIN TRẢ LẠI THỜI GIAN
   ĐƯA EM VÀO HẠ thênh thang vùng trời  
   THÔI thì ANH BIẾT EM ƠI
  DƯ ÂM ngày MỘNG SẦU đời khó quên
   CĂN NHÀ MÀU TÍM êm đềm
   MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ làm nên CHUYỆN TÌNH
   NÉT BUỒN THỜI CHIẾN điêu linh
   Ráng đi em CHUYỆN CHÚNG MÌNH qua mau
   TÌNH ANH LÍNH CHIẾN địa đầu
   Trao em ÁO ĐẸP NÀNG DÂU mai này  
   CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI có hay
   ĐÊM BUỒN TỈNH LẺ tháng ngày héo hon
   TÌNH YÊU CÁCH BIỆT mõi mòn
   SAO ANH LỖI HẸN em còn đơn côi
   Ngày MAI ANH ĐI XA RỒI
   ĐÒ TÌNH LỠ CHUYẾN bờ môi nhạt nhoà
   TÀU ĐÊM NĂM CỦ mấy toa
   BIỆT LY như CHUYỆN TÌNH HOA TRẮNG tàn 
   NỔI LÒNG mang tận quan san
   Là như vai nặng HÀNH TRANG GIÃ TỪ
    Phương này VẦNG TRÁN SUY TƯ
   Xem như  PHÚT CUỐI, TẠ TỪ TRONG ĐÊM
   Mà SAO EM NỞ ĐÀNH QUÊN
   RỪNG CHƯA THAY LÁ, GỌI TÊN BỐN MÙA
   Tiền đồn THÁNG SÁU TRỜI MƯA
   Trọn tình thương nhớ CHO VỪA LÒNG EM  
   Trở về MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM
   VÙNG TRỜI NGÀY ĐÓ càng thêm mặn nồng
   TẠ ƠN, TRĂNG SÁNG ĐỒI THÔNG
   CƠN MÊ TÌNH ÁI phiêu bồng LÃNG DU
   Ngõ hồn lạc lối VƯỜN THU
   MỘT ĐÊM KHÔNG NGỦ ngục tù con tim  
   Ngày mai anh BIẾT ĐĂU TÌM
   LINH HỒN TƯỢNG ĐÁ im lìm bơ vơ
   Đắm chìm BIẾT ĐẾN BAO GIỜ
   CHUYỆN NGƯỜI ĐAN ÁO đợi chờ đêm đông
   Xin em ĐỪNG TRÁCH DIÊU BÔNG
   BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO má hồng chưa phai
   Sao em NHƯ TIẾNG THỞ DÀI
   NGHẸN NGÀO đắng GIỌT LỆ ĐÀI TRANG tuôn
   Để cho TỪ ĐÓ EM BUỒN
   NẾU  MAI ANH CHẾT chim muôn gọi đàn  
   TÌNH YÊU VỖ CÁNH băng ngang
   GA CHIỀU PHỐ NHỎ đèn vàng xót xa
   TÌNH NGHÈO mang KIẾP CẦM CA
   ĐIỆU RU NƯỚC MẮT phòng trà từng đêm
   THỀM TRĂNG còn đọng môi mềm
   GIỌNG CA DĨ VÃNG buồn thêm nản lòng
   Cho em BẢY NGÀY ĐỢI MONG
   SAO ANH KHÔNG ĐẾN phòng không cuối tuần
   Anh còn VỌNG GÁC ĐÊM SƯƠNG
   CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI còn vương giặc thù
   BỐN VÙNG CHIẾN THUẬT mật khu
   Bên RỪNG LÁ THẤP sương mù giăng giăng
   Trên đồi HOA TÍM BẰNG LĂNG
   NHỚ MẦU HOA TÍM đêm trăng thuở náo
   Chuyện tình HÒ HẸN trăng sao
   PHÚT ĐẰU TIÊN ắy nghe xao xuyến lòng
   LẶNG THẦM, HOA RỤNG VEN SÔNG
   Ngập ngừng GỎ CỬA hằng mong trao  nàng
   KỂ TỪ ĐÊM ĐÓ thênh thang
   ĐƯỜNG LÊN SƠN CƯỚC vai mang chử tình
   Đếm từng sợi NẮNG THỦY TINH
   TÌNH XA em mãi NHỚ MÌNH ANH THÔI  
   Đường tình NHẬT KÝ ĐỜI TÔI
   THUYỀN MƠ, CHUYỂN BẾN nhẹ trôi im lìm
   CHIỀU trên NHỮNG ĐỒI HOA SIM
   TÌNH THƯ CỦA LÍNH gởi niềm riêng em
   Có loài HOA NỞ VỀ ĐÊM
   Một loài HOA TRẮNG mang tên là quỳnh
   Gót chân NGƯỜI LÍNH CHUNG TÌNH
   BẠC MÀU ÁO TRẬN vẫn tình không phai
   CHỜ ANH TRỞ LẠI ngày mai
   ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ sánh vai TÌNH HỒNG
   Bây giờ em THẤY GÌ KHÔNG
   Làm sao em biết NỔI LÒNG NGƯỜI ĐI
   Bây chừ ĐÔI NGÃ CHIA LY
   Cho NGƯỜI Ở LẠI CHARLY nghìn trùng
   Đường chiều phủ kín MƯA  RỪNG
   SAO EM KHÔNG ĐẾN trời rưng rưng sầu
   Cạn nguồn GIÒNG LỆ THƯƠNG ĐAU
   Thương HÀN MẠC TỬ sớm mau lìa trần
   PHÙ DU kiếp sống chinh nhân
   ĐOÀN NGƯỜI LỮ THỨ, BƯỚC CHÂN ÂM THẦM
   Và SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM
   Của người TÌNH LỞ TRĂM NĂM đợi chờ
   Dẫu rằng TÌNH LÀ SỢI TƠ
   DẤU TÌNH SẦU vẫn BƠ VƠ cuối tuần 
   Phương này PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN
   BUỒN VUI ĐỜI LÍNH trầm luân tháng ngày
   chiều nào TỪ GIÃ THƠ NGÂY
   AI XUÔI VẠN LÝ vui vầy nước non
    LỜI THỀ SÔNG NÚI vẫn còn
   TÌNH ANH LÍNH CHIẾN chưa sờn chí trai
   TÌNH ANH BIỂN RỘNG sông dài
   DẤU CHÂN KỶ NIỆM, THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM

ĐỐ VUI CÁC LOẠI BÁNH

1.  Bánh gì ăn ít mà nhiều ?
2.  Bánh gì cả thúng vẫn kêu chưa vừa?
3.  Bánh gì nhọn tựa răng cưa?
4.  Bánh gì nên nghĩa sớm trưa vợ chồng?
5.  Bánh gì cộm cộm trắng bông?
6.  Bánh gì ăn diện nghênh ngông với đời?
7.  Bánh gì nhỏ, gọi mập đùng?
8.  Bánh gì sống ở ao cùng rong rêu?
9.  Bánh gì tra vấn đủ điều?
10. Bánh gì cất rượu ra chiều nồng thơm?
11. Bánh gì ăn cỏ ăn rơm?
12. Bánh gì mà lại bọc trong che ngoài?
13. Bánh gì bị bẹp rõ hoài?
14. Ấn cong sắp chữ, đố ai bánh gì?
 
 
1.Bánh gì ăn ít mà nhiều?
 
Bánh Đa
 
2. Bánh gì cả thúng vẫn kêu chưa vừa?
 
Bánh Ít
 
3. Bánh gì nhọn tựa răng cưa?
 
 
Bánh Gai
 
4. Bánh gì nên nghĩa sớm trưa vợ chồng?
 
 
Bánh Phu Thê
 
5. Bánh gì cộm cộm trắng bông?
 
 
Bánh Dày
 
6. Bánh gì ăn diện nghênh ngông với đời?
 
 

Bánh Chưng
 
7. Bánh gì nhỏ, gọi mập đùng?
 
 

Bánh Ú
 
 
8. Bánh gì sống ở ao cùng rong rêu?
 
 

Bánh Bèo
 
 
9. Bánh gì tra vấn đủ điều?
 
 

Bánh Hỏi
 
10. Bánh gì cất rượu ra chiều nồng thơm?

Bánh Men

11. Bánh gì ăn cỏ ăn rơm?
 

Bánh Bò
 
12. Bánh gì mà lại bọc trong che ngoài?
 
 

Bánh Bao
 
13. Bánh gì bị bẹp rõ hoài?
 
 

Bánh Tét
 
14. Ấn cong sắp chữ, đố ai bánh gì?
 
  Bánh In
ST

Trị dứt cơn ho bằng huyệt dũng tuyền

Dưới đây là cách trị khỏi ho rất giản dị, không tốn kém, mà hiệu quả thật là thần diệu :

Một số bác sĩ và khoa học gia ở... bên Quebec, Canada tình cờ khám phá ra rằng khi bạn bị " ho hành hạ " bất kể là ho phát xuất từ cảm lạnh, cúm, sốt, dị ứng hay ho đã lâu mà không khỏi !...

Buổi tối trước khi lên giường ngủ, bạn hãy thoa dầu nóng ngay dưới gan bàn chân hoac sau khi xoa nóng bàn chân, các bạn cắt một miếng nhỏ Salonpas dán vào Huyệt Dũng Tuyền và đi vớ thật ấm để ngủ. Sáng hôm sau thức giấc bạn sẽ thấy triệu chứng ho giảm hẳn. Hãy lập lại vài ba lần như thế tối trước khi đi ngủ thì cơn ho của bạn sẽ dứt tuyệt."

Chẳng cần phải đi bác sĩ hay tốn tiền mua các loại thuốc ho ở ngoài thị trường vừa tốn tiền mà còn day dưa lâu khỏi ! Các Bác Sĩ Canada lấy làm ngạc nhiên và đang còn trong vòng nghiên cứu tại sao một sự việc rất đơn giản như thế mà hiệu quả trị được ho một cách bất ngờ ngoài sức tưởng , dứt tuyệt và không còn ho nữa ? Cá nhân tôi ngay lúc ấy cũng đang bị ho khem thế là tôi thử áp dụng ngay vì đâu thấy gì là hại đâu.

Mà kỳ lạ thay quý vị ơi ! Chỉ trong 2 ngày thôi, mỗi tối thoa Bengay (gel nóng) vào ngay gan bàn chân và mang vớ thật ấm, sau 2 ngày cơn ho của tôi đã ra đi không trở lại. 

Yahoomail 

AI CÓ MÁU "HẢO NGỌT" THÌ NÊN ĐỌC BÀI NÀY ĐỂ TRÁNH

Ghiền đường.
 
Nhiều bác sĩ đã từ lâu cảnh báo về tình trạng “ghiền đường” mà vị ngọt của đường là một loại ma túy nguy hiểm có thể giết người trong thầm lặng.
 
Trong một bài viết trước đây về hội chứng “Mỡ, Đường, Máu”, BS. Minh có cho độc giả một câu hỏi để suy gẫm: “Giữa một lon Coke và một quả trứng gà, cái nào nguy hiểm cho tim mạch hơn?”
 
 Hôm nay chúng ta đã có một câu trả lời xác đáng dựa trên nghiên cứu mới nhất đăng trên báo Y Khoa của Hội Y Sĩ Hoa Kỳ (JAMA) tháng 2/2014, sau quá trình theo dõi 40,000 bệnh nhân: “Trứng gà không gây ra đột quỵ tim mà thủ phạm chính là đường”!
 
Sự “ghiền đường” dường như đã được in đậm vào trong DNA của loài người chúng ta từ hằng chục ngàn năm qua, cộng thêm với những ảnh hưởng của xã hội làm cho ta khó thấy sự tác hại của bệnh ghiền này, vì lẽ, mọi người, không ít thì nhiều đều bị… nghiện đường.

Có bao nhiêu loại đường?

Đường là danh từ chung để chỉ một loại nhu yếu phẩm cần cho con người.
 
 Trên thực tế, tất cả loại cây cỏ, thảo mộc đều có chứa đường dưới nhiều thể loại khác nhau. Thí dụ như cây lúa chẳng hạn, từ hột lúa, rễ cây lúa, lá lúa đến thân cây lúa, đều có đường trong đó. Tuy nhiên những loại đường có trong thân cây, lá cây v.v… so với các loài như trâu, bò ngựa…có thể hấp thụ được, cơ thể chúng ta lại chịu thua.
 
 Để đơn giản hóa vấn đề, đối với con người, có 3 loại đơn đường, Glucose, Fructose (có nhiều trong trái cây), và Galactose (có nhiều trong sữa). Đường cát đa phần được kết tinh từ nước mía chứa một loại đường đôi gọi là sucrose, được kết hợp từ đường glucose và fructose.
 
Đường phèn, đường cát, đường đen, đường nâu, đường bông gòn,… tất cả đều được biến chế từ đường mía mà ra.

Cần bao nhiêu đường thì đủ?

Trên thực tế chúng ta chỉ cần khoảng 5% đến 7% tổng số lượng calories trung bình đến từ đường mỗi ngày, tức là khoảng 2 hay 3 muỗng cà phê đường. Trên thực tế chúng ta tiêu thụ đến mức 25% calories do đường cung cấp mỗi ngày. 
 
Nghiên cứu trên đây cho biết, khả năng bị đột quỵ tim tăng gấp đôi nếu chúng ta tiêu thụ 20% tổng số calories đến từ đường, nhưng tăng gấp 4 lần nếu dùng trên 25% năng lượng đến từ bất kể loại đường nào!
 
Từ khoảng năm 1970, để cạnh tranh kinh tế và duy trì lợi nhuận cho nghành nông nghiệp Mỹ, chính phủ Mỹ đã tăng thuế nhập cảng đường mía từ các nước khác, và tăng cường sản xuất một loại đường đặc chế từ hạt bắp gọi là “đường sy-rô nồng độ cao từ bắp” (High Fructose Corn Syrup, HCFS). 
 
Loại đường HCFS này về thành phần hóa học thì hơi giống như đường mía, nhưng ngọt hơn và dễ thấm vào máu hơn. Có người cho là vì hai tính chất này mà HCFS độc hơn đường mía, vì dễ ghiền và mau “phê” hơn là đường mía. Trên thực tế cả hai thứ đều là “bad guys” (kẻ xấu) hết.
 
Chỉ vì chính phủ Mỹ cố tình làm cho đường HCFS rẻ hơn nên kỹ nghệ biến chế thức ăn tha hồ tưới, nhét, trộn đường HCFS vào đồ ăn. Bạn có để ý là nước ngọt Coca Cola ở Mỹ mùi vị hơi khác hơn ở các nước khác không? Sự khác biệt là do mùi vị khác nhau của đường HCFS và đường mía. 
 
Nói đến Coca Cola, chỉ ½ lon soda có thể làm tăng tỉ số bị đột quỵ tim lên đến 30%. Bạn có biết là một muỗng tương cà chua Heinz có nhiều đường hơn là một cái bánh quy Oreo không? Hoặc, một hủ da-ua (fruit yogurt) có nhiều đường hơn là một lon Coke?
 
 Hay trong một tô cereal buổi sáng, 75% calories đến từ đường? Ngay cả nước trái cây “bổ dưỡng” fruit juice, nước uống “tăng cường năng lực”, cà phê Starbucks v.v… hãy thử đoán có bao nhiêu đường trong đó?

Tại sao đường gây ra tai hại?

Khi bạn mới uống hay ăn thức ăn có đường vào cơ thể đa phần bạn sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu. Thứ nhất vì trên thực tế cơ thể chúng ta cần một số ít đường để sống. Lượng đường nầy thấm vào các tế bào, cung cấp năng lượng cấp thời làm cho ta…khỏe. 
 
Thứ nhì có thể vì yếu tố tâm lý của đa số bệnh ghiền, vì từ thuở nhỏ chúng ta đã quen với vị ngọt của đường, nhất là những khi bé khóc là bố mẹ dúi cho một cục keo hay một cây cà rem. 
 
Vì thế bây giờ khi bị “stress” chúng ta dễ đi tìm niềm an ủi với vị ngọt của đường.
Sau khi cảm giác dễ chịu qua đi, chúng ta sẽ thấy cơ thể nặng nề vì những lượng đường dư thừa sẽ tạo gánh nặng cho cơ thể. 
 
Lá gan và pancreas cần phải “giải độc” khối lượng đường phụ trội này bằng cách chế biến và chứa vào mỡ đặc (triglycerides) làm cho ta béo phì ra, hay làm tăng mỡ lỏng (cholesterol, LDL) làm cho tim, mạch máu bị nghẽn. Ngoài ra, các tế bào bị ngâm trong đường sẽ biến thành… mứt quất (mứt tắt), để cân bằng nồng độ hai bên, nước từ bên trong tế bào sẽ rút ra máu, làm khô nước bên trong và dễ chết (Bạn dã đọc bài “Yêu Nước” chưa?). 
 
Càng ngâm trong đường càng lâu các tế bào sẽ có hiệu ứng giống như bị “thắng đường” khi các bà làm nước màu kho cá!. Cuối cùng lá gan cũng đầu hàng, sanh ra bệnh tiểu đường. Vòng tròn tử vong tiếp tục xoáy tròn kéo mình vào vực sâu của đáy huyệt một cách nhanh chóng.

Làm thế nào để bớt ghiền đường?

1. Không nên ăn đường giả (sugar substitute, diet gugar)! Đường thật mà còn có hại huống chi đường giả! Đường giả đa phần có cấu trúc giống như đường có trong... lá cây, rễ cây v.v… để lừa cơ thể chúng ta mà thôi. Tuy không làm tăng calorie nhưng vẫn có những tác hại tương tự.

2. Nên để ý hàm lượng đường trong tất cả các loại thức ăn. Tốt hơn hết là không ăn đồ ăn đã chế biến mà chỉ ăn đồ ăn tươi do chính mình nấu nướng lấy.

3. Ăn ít , ăn cân bằng và biết lựa chọn. Thí dụ không ai cấm bạn ăn một quả chuối mỗi ngày, miễn đừng ăn luôn cả nải chuối. Giữa một quả cam và một ly nước cam thì nên chọn…?

4. Ăn chậm, nhai chậm lại để tận hưởng vị ngọt của thức ăn. Tôi bảo đảm với bạn sau khi bạn nhai một miếng dưa chuột thật kỹ, thật lâu bạn sẽ thấy vị ngọt của nó không thua gì một múi cam. Mà có nhai một múi cam, thì cũng nên bỏ thì giờ mà tận hưởng hương vị của nó. Nên nhớ ngoài vị ngọt còn có những vị khác nữa.

5. Tập thể dục, thể thao mỗi ngày. Đi bộ tối thiểu 15 phút trước hay ngay sau khi ăn, hoặc cả hai càng tốt. Đi bộ sẽ làm cho các tế bào mở rộng cửa để cho đường thấm nhanh vào bên trong, giảm bớt nồng độ đường ngoài mạch máu.
Hôm nay nên là bắt đầu mới cho mọi người. Chúc bạn đọc khỏe, vui vẻ vì bớt… “nghiện đường”.
 
BS Hồ Ngọc Minh_

Tình Trạng Sa Sút Trí Nhớ



Nhiều người quên tuốt luốt, quên giờ vào sở, quên luôn công việc, quên cả vợ con, đến độ sau giờ làm việc phải ngồi hàng giờ ở bàn nhậu để cố nhớ nẻo về nhà, thậm chí quên hết đến độ chỉ còn nhớ có mỗi ngày... lãnh lương!

  Chuyện gì cũng có lý do.
 
 Bộ nhớ mau hư thường vì nạn nhân chính là thủ phạm, do thiếu nhiều thứ cùng lúc lại thừa vài món trong cuộc sống thường ngày. Đó là:
 
 
 * Thiếu ngủ:
Không kể người lỡ chọn nghề trực đêm, thiếu ngủ vì thức quá khuya, dường như là "mốt" của nhiều cư dân trong các thành phố.
 
Kẹt một điểm là chất lượng của trí nhớ gắn liền với độ sâu của giấc ngủ, theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Schleiweg-Holstein.
 
Nhưng nếu tưởng như thế chỉ cần dùng thuốc ngủ để ngủ cho được nhằm tăng cường trí nhớ thì lầm.
Thuốc an thần tuy tạo được giấc ngủ, nhưng não bộ đồng thời cũng mê một lèo, khiến bộ nhớ quên luôn công việc.
 
* Thiếu nước:
 
Não lúc nào cũng tiêu thụ không dưới 20% năng lượng của cơ thể riêng cho chức năng tư duy.
Não vì thế rất cần nước và chất đường sinh năng.
Theo chuyên gia ở Đại học Erlangen, uống không đủ nước trong ngày lại thêm bữa ăn chiều thiếu chất ngọt là một trong các lý do khiến tín hiệu thần kinh vừa nhập vào lại ra ngay, cứ như nước đổ đầu vịt.
 
 * Thiếu dầu mỡ:
 
Chất béo loại cần thiết cho cấu trúc của tế bào thần kinh như 3-Omega, Acid Linoleic... là món ăn chính của não bộ.
Đừng tưởng kiêng cử là béo tốt cho não.   Trái lại là khác.
Tất nhiên đừng để tăng chất mỡ máu vì đó là yếu tố bất lợi cho hoạt động của bộ não.
Nhưng thiếu mỡ cũng tai hại tương tự.
 
 * Thiếu dưỡng khí:
 
Thêm vào đó, não không thể dán tín hiệu thần kinh, dù là hình ảnh hay âm thanh vào bộ nhớ nếu tế bào thiếu dưỡng khí vì thiếu máu.
Chính vì thế mà nhiều thầy thuốc khuyên dùng cây thuốc có công năng cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ ngay cả cho người chưa phát hiện triệu chứng "đụng đâu quên đó.
 
 * Thiếu vận động:
 
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người cao  tuổi nếu vận động thể dục thể thao trong ngày thì ít quên hơn người không vận động.
 
Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa ở Hoa Kỳ, vận động trong ngày là điều kiện để bộ não không thiếu dưỡng khí trong đêm.
 
Cũng không cần hình thức thái quá, nhẹ nhàng thôi, như đi bộ, bơi, chạy xe, khí công..., miễn là ngày nào cũng có.
 
 
 * Thiếu tập luyện:
Muốn não "bén nhọn" như xưa mà không tập luyện chẳng khác nào chưa học bài.
Chơi ô chữ, sudoku, học ngoại ngữ, vẽ  tranh..., kiểu nào cũng tốt, càng nhiều cách giải trí càng hay, miễn là đừng ngồi yên mỗi ngày nhiều giờ trước máy truyền hình vì đó là hình thức tai hại cho bộ não.
 
 
 * Thừa Stress:
Bôi sạch bộ nhớ là một trong các phản ứng phụ của  nội tiết tố nẩy sinh trong tình huống Stress.
Biết vậy nên tìm cách pha loãng Stress bằng thể dục thể thao, thiền định, kiểu nào cũng được, miễn vui là chính.
Thêm vào đó, đừng tự đầu độc cơ thể và bộ não bằng thuốc lá, rượu bia, thịt mỡ...
Với bộ não "ngập rác" thì quên là cái chắc, vì đâu còn chỗ nào để nhớ!
 
* Thừa chất oxy-hóa:
 
Hàm lượng chất gây rỉ sét tế bào,  sản sinh từ rối loạn biến dưỡng, độc chất trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, độ cồn, phụ gia trong thực phẩm công nghệ, hóa chất trong dược phẩm... càng cao, tế bào não càng mau già trước tuổi.
Cầm chân chất oxy-hóa bằng hoạt chất kháng oxy-hóa , vì do’ là biện pháp chinh’ để bộ nhớ đừng mau "hết đát".
 
 Hãy đừng "đem não bỏ chợ" qua lối sống chẳng khác nào có thù sâu với  não bộ.
Nếu đối xử với não bạc bẻo thì đừng trách có lúc "có vay có trả”!

 BS. LƯƠNG LỄ HOÀNG

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Uống sữa khi đang ốm là một sai lầm

  Uống sữa khi đang ốm là một sai lầm

Một số người có quan niệm phải tẩm bổ thật nhiều khi ốm mà không biết rằng, có những thực phẩm cần tránh xa, nếu không tình hình sức khỏe sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
Nước cam

Hầu hết mọi người đều cho rằng nước cam là bí quyết giúp phục hồi sức khỏe nhờ cung cấp nhiều vitamin C, chất xơ và các dưỡng chất khác. Tuy nhiên, đó là một quan niệm sai lầm. Để có một li nước cam ngon và dễ uống, bạn phải dùng rất nhiều đường (tương đương lượng đường có trong một lon soda).


 Đường lại là chất không có lợi khi cơ thể đang mệt mỏi. Bên cạnh đó, lượng a-xít dồi dào trong nước cam còn có thể làm hỏng dạ dày của bạn.

 
Các sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa chứa hàm lượng chất béo cao. Những chất béo trong sữa lại ở dưới dạng hợp chất nên rất khó tiêu, khiến nhiều người còn có hiện tượng dị ứng với các sản phẩm sữa khi ốm.


Nước lạnh

Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.


Trứng

Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn.


 Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi. Vì vậy, khi bị sốt, chúng ta không nên ăn trứng gà mà thay vào đó chúng ta nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.

Trà

Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.


Mật ong

Mật ong là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi cảm sốt sẽ dễ làm cho cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ và chất ngọt trong mật ong sẽ cản trở quá trình diệt vi khuẩn của bạch cầu.


Thịt đỏ

Thịt màu đỏ (như thịt bò) cũng có những tác động tiêu cực đến cơ thể của bạn. Nếu ăn quá nhiều thịt có màu đỏ khi đang cảm cúm, toàn bộ lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể sẽ được giữ lại và biến thành chất nhầy tích tụ trong mũi và cổ họng. Bạn sẽ chảy nước mũi và có nhiều đàm hơn bình thường. Không chỉ vậy, cơ thể còn phải tốn nhiều thời gian và công sức để tiêu hóa hết lượng chất béo có trong thịt.


Đồ ăn cay

Khi bị sốt, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ hoạt động mạnh. Gừng, ớt và nhiều gia vị quá cay khác sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể và làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.


Caffeine

Caffeine là chất rất khó hấp thụ. Hạn chế các loại đồ uống như sô-đa, cà phê hay sô-cô-la khi đang bệnh sẽ giúp cơ thể bạn hồi phục nhanh hơn.


 Ngoài ra, đồ uống có chứa caffeine cũng chứa nhiều đường, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn.


Khi bị ốm, cơ thể mệt mỏi, hệ tiêu hóa kém hoạt động làm bạn mất cảm giác thèm ăn, thậm chí còn coi việc ăn uống là một cực hình. Do đó:

- Để tránh tình trạng nôn, không nên ép người ốm ăn quá nhiều mà nên ăn từng bữa nhỏ. Thông thường, họ cần 3 bữa chính thì nay có thể chia thành 5-6 bữa nhỏ.

- Ăn thức ăn mềm: Vì lúc này, người ốm mất cảm giác ngon miệng và khó tiêu nên cần nấu thức ăn dưới dạng mềm nhuyễn, thức ăn dễ tiêu hóa. Những người bị bệnh thông thường (cảm sốt, mệt mỏi do lao động nhiều, ho…) 

thường có hiện tượng “ăn trả bữa” sau khi bình phục. 

Nghĩa là khi hết bệnh, cơ thể sẽ đòi hỏi khiến họ ăn nhiều hơn để bù lại năng lượng đã mất. Vì thế, một số chuyên gia khuyên bạn không nên ép người bệnh phải nhai, nuốt quá nhiều. 

Hãy cho họ ăn đủ mức tiêu chuẩn tồn tại và không ép thêm. Điều quan trọng là làm cho họ cảm thấy việc ăn thật nhẹ nhàng chứ không phải là áp lực.