Mùa hè nóng nực, nhà nào trong bữa ăn cũng thường có một đĩa rau hoặc bát canh rau thật mát mắt. Nhưng làm cách nào để có món canh ngon miệng mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm?
Để đạt năng suất cao hoặc để diệt các loại sâu rầy, đặc biệt là đối với một số loại rau quả dễ bị sâu phá hại, một số nông dân đã sử dụng quá nhiều phân bón hoá học hoặc phun thuốc trừ sâu đến sất ngày thu hoạch, không tuân thủ thời gian cấm phun thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch như quy định. Mặt khác, một số loại rau quả được trồng trong vùng đất bị ô nhiễm, tưới phân tươi hay nước thải bẩn cũng là một mối đe doạ nghiêm trọng đối với sức khoẻ của người tiêu dùng.
Ngoài ra, ở các chợ còn phổ biến tình trạng một số tiểu thương để giữ vẻ hấp dẫn, trắng, giòn cho một số loại rau tươi sống thái sẵn như bắp chuối bào, chuối cây bào, ngó sen... đã trộn một số loại hoá chất độc hại (thuốc tây, hàn the) vào nước ngâm.
Vì vậy bạn nên thận trọng nhất đối với những loại rau lá hoặc rau trái không phải gọt vỏ như: rau muống, cải soong, xà lách, tần ụ, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải để làm dưa, rau má, đậu đũa, khổ qua, dưa leo, cà chua, nho, táo, mận...
Ngoài ra, ở các chợ còn phổ biến tình trạng một số tiểu thương để giữ vẻ hấp dẫn, trắng, giòn cho một số loại rau tươi sống thái sẵn như bắp chuối bào, chuối cây bào, ngó sen... đã trộn một số loại hoá chất độc hại (thuốc tây, hàn the) vào nước ngâm.
Vì vậy bạn nên thận trọng nhất đối với những loại rau lá hoặc rau trái không phải gọt vỏ như: rau muống, cải soong, xà lách, tần ụ, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải để làm dưa, rau má, đậu đũa, khổ qua, dưa leo, cà chua, nho, táo, mận...
Vậy thế nào là rau quả an toàn? Rau quả được coi là an toàn khi có dư lượng nitrate, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật, mức độ nhiễm vi sinh vật dưới ngưỡng quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành với từng loại rau quả.
Nguyên tắc chung để chọn rau an toàn:
- Vào mùa khô, dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau quả thường cao hơn trong mùa mưa vì nước mưa sẽ làm trôi bớt lượng thuốc còn sót lại trên rau quả.
- Các loại rau, củ phải gọt vỏ khi ăn thường an toàn hơn như: bí, bầu, mướp...
- Rau quả còn tươi, toàn vẹn, không bị trầy xước, có hình dạng bên ngoài bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay.
- Rau quả không bị héo úa, giập nát, hoặc dính các chất lạ.
- Một số loại quả bên trong đó hư hỏng nhưng bên ngoài vẫn còn tươi do sử dụng hoá chất bảo quản, do đó phải xem kĩ trước khi mua.
- Tránh mua rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì ngoài việc nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh hay có hoà các hoá chất độc hại để giữ trắng, dòn, các sinh tố vốn có trong rau tươi như sinh tố C, dễ bị hoà tan và mất đi trong nước ngâm.
Để phòng tránh ngộ độc do ăn phải rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, người tiêu dùng nên:
- Ngâm kỹ, rửa sạch từng lá, nhất là các kẽ lá cho thật sạch, gọt vỏ các loại quả ăn tươi. Riêng đối với các loại rau lá nhỏ như xà lách, cải soong, rau giền, bông cải thì nên pha vào nước rửa 1 - 2 muỗng cà phê muối để sâu bọ và côn trùng bò ra khỏi kẽ lá. Đối với các loại rau củ, trái cây, để nguyên củ, rửa sạch trước khi gọt vỏ.
- Rau quả phải ngâm ngập trong nước sạch 15 - 20 phút, rửa nhiều lần (ít nhất 3 - 4 lần) trong chậu nước đầy để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật tồn dư, tức là loại trừ phần lớn nguy cơ ô nhiễm qua con đường rửa trôi.
- Nấu chín và mở vung khi nấu cũng là cách tốt để loại trừ phần lớn dư lượng hoá chất thực vật còn sót lại qua đường bay hơi.
Theo VnMedia