Kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể là chìa khóa cho sự khỏe mạnh, sức đề kháng tốt và tránh các bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp... Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu hàm lượng đường chứa trong các thức ăn quen thuộc nạp vào cơ thể mỗi ngày để giúp bạn có lựa chọn thức ăn phù hợp và khoa học hơn.
1. Chocolate:
Loại thực phẩm được nghiên cứu là tốt cho sức khỏe này chứa lượng đường lớn, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến thừa đường. Một thanh chocolate sữa 44 g chứa khoảng 5,75 muỗng cà phê đường. Vì vậy với nữ giới, nếu ăn một thanh này là bạn gần như đã nạp luôn cả phần đường của các thực phẩm khác trong ngày.
2. Nước ngọt:
Uống quá nhiều nước có ga, nước đóng hộp làm gia tăng các bệnh tim mạch và tiểu đường. Cần kiểm soát và lượng chọn lượng nước đóng hộp nạp vào cơ thể thông qua kết quả lượng đường trong từng lon nước như sau:
- Coca cola: 7 muỗng cà phê đường.
- Nước tăng lực Red Bull: 7,5 muỗng cà phê đường.
- Smothies (thức uống pha trộn trái cây, thêm các thành phần như socola, siro, sữa ...): 3,5 muỗng cà phê đường.
- Nước cam đóng chai: 2,5 muỗng cà phê đường.
- Chocolate nóng: 4,5 muỗng cà phê đường.
3. Trái cây
Trái cây chứa đường fructose, với chỉ số đường huyết thấp, tuy nhiên nếu nạp quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. 100 g trái cây thì chứa:
- Xoài: 3,2 muỗng cà phê đường.
- Chuối: 3 muỗng cà phê đường.
- Táo: 2,6 muỗng cà phê đường.
- Dứa: 2,5 muỗng cà phê đường.
- Chanh: 0,6 muỗng cà phê đường.
- Khoai tây: 0,7 muỗng cà phê đường.
- Dâu tây: 1,3 muỗng cà phê đường.
- Nho: 4 muỗng cà phê đường.
- Kiwi: 4 muỗng cà phê đường.
- Mơ: 2,3 muỗng cà phê đường.
4. Bánh và đồ tráng miệng:
Những loại bánh ăn sau bữa cơm thừa ngọt, nhiều calo nhưng rất ít dinh dưỡng, chúng là loại calo rỗng khiến cơ thể béo lên.
- Kem: 3 muỗng cà phê đường.
- Bánh Custard: 3,5 muỗng cà phê đường.
- Bánh bông lan: 5 muỗng cà phê đường.
XL.com