VIẾT CHÚT GÌ CHO NHAU.. ĐI NHA !

GUESTBOOK



Photobucket Blog

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Vào thăm hầm vàng lớn nhất Thế giới




Lower Manhattan nằm ở khu tài chánh New York là một trong những tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc điển hình của thời kỳ phục hưng, với kiểu cách rất hút ngoạn mục nằm xen giữa khu phố Nassau và Hayden vô cùng sôi động.

Nhưng, hình ảnh quốc kỳ Mỹ, những chiếc camera cùng cảnh sát trang bị võ trang ở ngay trước cánh cửa nặng nề như nhắc nhở mọi người rằng đây không phải là một nơi dễ dàng có thể đến thăm. Và đó chính là trụ sở lưu trữ vàng cùa Cục Dự Trữ Liên Bang (CDTLB) Mỹ tại New York.



Trong số các nhân viên làm việc ở đây cũng có những người mặc thường phục. Nhưng để vào được bên trong tòa nhà, họ phải trải qua một loạt các cửa an ninh nghiêm ngặt. Còn người thường, phải hẹn trước từ 1 đến 3 tháng nhưng cũng chưa chắc đã được vào.

Kho vàng của CDTLB New York được cho là kho vàng lớn nhất thế giới, nơi lưu trữ khoảng 1/4 trữ lượng vàng của thế giới. Hai trăm năm trước, danh hiệu này thuộc về ngân hàng Trung ương của Anh.


Nhưng sau khi đế quốc Anh bước vào giai đoạn thoái trào và buộc phải bán vàng, nước Mỹ đã trở thành người mua lớn nhất của Anh,và kho chứa vàng của Anh giờ chỉ là kho chứa đồ.

Bình thường, hầm vàng của CDTLB Mỹ không mở cửa cho người ngoài, thậm chí là Tổng thống Mỹ hay Tổng thư ký LHQ hoặc chính chủ nhân khối tài sản nào đó gửi trong đó.





Còn trong trường hợp cực kỳ đặc biệt, người tới thăm phải trải qua 2 vòng kiểm tra an ninh và phải làm sạch cơ thể trước khi được phép bước vào.

Hầm vàng nằm sâu dưới lòng đất 180 m và di chuyển bằng thang máy có tốc độ cực cao. Để vào kho dự trữ vàng ở Manhattan chỉ có 1 lối đi duy nhất dài 7m. Cửa nặng 90 tấn và 140 tấn sắt thép viền xung quanh mà không một loại bom nào hiện có có thể phá hủy được.


Cứ cách 1m trên hành lang lại hiện ra cảnh cửa với dáng vẻ hoàn toàn khác nhau ở hai bên. Nhưng nếu bước vào bất cứ cánh cửa nào trong đó, bạn sẽ không bao giờ tới được hầm vàng.



Trong hầm vàng có tổng cộng khoảng 1,2 triệu tấn vàng, 5% trong số này thuộc sở hữu của Chính phủ Mỹ. Số còn lại là vàng ký gửi của khoảng 60 quốc gia và tổ chức khác nhau trên thế giới trong đó gồm cả Ngân hàng Trung ương châu Âu, ngân hàng Anh... Đa số đều mua vàng ở Mỹ nhưng không muốn chuyển về nước vì lý do an toàn. 







Hầm vàng gồm 122 phòng lưu trữ. Lớn nhất trong số đó là căn phòng lưu trữ 110.000 cục vàng hình viên gạch được xếp chồng lên nhau. Bức tường vàng này cao 3m, dài 5 m, gồm 7.000 tấn vàng. New York là một trung tâm giao dịch vàng toàn cầu và Ngân hàng dự trữ Liên bang là một trạm trung chuyển chính.

Lý do chính khiến nhiều quốc gia và tổ chức tài chánh chọn gửi vàng tại đây để tạo điều kiện cho việc giao dịch nhanh gọn và an toàn.


Có thể hiểu về cách thức giao dịch ở đây như thế này: khi hai bên đã đạt được thỏa thuận, vàng đơn giản sẽ được chuyển từ một căn phòng này sang căn phòng khác đồng nghĩa với việc chuyển từ tài khoản của cá nhân này sang tài khoản của một cá nhân khác, nhưng không một ai trong số những người chuyển biết ai là chủ nhân của hầm vàng đó.


Ngoài ra, đây cũng được coi là một kho lưu trữ an toàn nhất thế giới.




Những bức tường được xây bằng đá granit, không một tên trộm nào có thể khoan thủng được hay bị phá bởi bom đạn.

Ngoài ra, nước Mỹ cũng có một số kho lưu trữ vàng nổi tiếng khác nằm ở Louisville, Kentucky hay Fort Knox, một căn cứ quân sự của Mỹ được cho là nơi lưu trữ một nửa lượng vàng của nước Mỹ.


Ngay như Trung tâm thương mại thế giới cũng là nơi lưu trữ 167 tỷ USD bằng vàng. Sau khi trung tâm này sụp đổ vào năm 2001, người ta đã tìm thấy trong đống đổ nát số vàng trị giá 230 triệu USD.




Sau khi một giao dịch được hoàn thành Vàng được cân để chuyển sang một vị trí khác

Trung quốc cũng được cho là một những nước có dự trữ vàng lớn trên thế giới nhưng quốc gia này không chọn gửi vàng ở CDTLB Mỹ, mà gửi ở các kho lưu trữ tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Thụy Sỹ.


Kho dự trữ vàng của Thụy Sỹ là Bern và kho thuộc Quốc hội Liên bang được thiết kế giống như một hầm chống bom hạt nhân.



Kho dự trữ vàng của Thụy Sỹ là Bern và kho thuộc Quốc hội Liên bang được thiết kế giống như một hầm chống bom hạt nhân.

NET

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét