VIẾT CHÚT GÌ CHO NHAU.. ĐI NHA !

GUESTBOOK



Photobucket Blog

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Mì ăn liền có thể gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe

1. Ăn mì dễ nóng trong người

Độ giòn của mì ăn liền là do được chiên dầu ở nhiệt độ cao, những người thích mì ăn liền khi ăn xong thường cảm thấy khô miệng, háo nước. Thậm chí, nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người, vì thế không nên ăn nhiều mì ăn liền.


2. Rối loạn chức năng dạ dày

Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày,  xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…

 

Nguyên nhân là do trong các thực phẩm sấy khô như mì tôm, gà rán, khoai tây chiên… đều chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Đặc biệt, những đứa trẻ thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng khảnh ăn.

3. Thiếu chất dinh dưỡng
Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt và không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, carbonhydrate, khoáng chất, vitamin và chất xơ.

 

Nếu ăn mì ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, từ đó kéo theo một loạt bệnh như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hôn mê... 
Những người ăn nhiều mì ăn liền, ăn liên tục trong thời gian dài có thể xuất hiện các triệu chứng thiếu dinh dưỡng như sút cân, teo cơ…
 4. Béo phì và các bệnh liên quan

Mì ăn liền đã chiên qua dầu, hàm lượng vitamin B trong đó bị phá hủy hoàn toàn, về cơ bản mì ăn liền có thể không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động. 

Vậy nên, nhiều người có xu hướng ăn nhiều gói mì ăn liên cùng lúc hoặc ngoài ăn mì ăn liền còn ăn thêm những thứ khác nữa. Hậu quả là bạn đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể.


Ăn nhiều mì ăn liền có thể gây ung thư
Ăn nhiều mì ăn liền có thể gây ung thư
Vì vậy, nếu thường xuyên ăn mì ăn liền sẽ dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao suốt thời gian dài, từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiêu đường, cholesterol cao…

5. Lão hóa sớm

Dầu trong mì ăn liền cũng có thể có chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ có thể làm chậm oxy hóa, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng. 

Thực phẩm chứa dầu sau khi bị mốc hỏng sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng, sinh ra lipid peroxide, nếu nạp quá nhiều lipid peroxide vào cơ thể suốt thời gian dài sẽ tiêu diệt hệ thống enzym quan trọng của cơ thể, sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Vì vậy, bạn cần chú ý khi ăn mì ăn liền. Nếu thấy có dấu hiệu mốc, hỏng hoặc quá hạn sử dụng thì bạn nên bỏ đi chứ không cố ăn, sẽ gây hại cho sức khỏe.


6. Có thể dẫn đến ung thư

Để cải thiện hương vị cho mì ăn liền, hoặc kéo dài thời gian bảo quản, các hãng sản xuất thường cho thêm một vài chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản…

 Do lưu trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất, sau khi ăn sẽ gây hại cho cơ thể, hơn nữa nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.

Do mì ăn liền được chế biến bằng cách sấy khô hoặc chiên qua dầu, trong quá trình này có thể xảy ra phản ứng hóa học liên quan, sinh ra một vài chất có độc.

 Giống như tất cả các loại thực phẩm loại tinh bột nếu nấu chín ở nhiệt độ cao (trên 120 độ C) đều sinh ra chất acrylamide gây ung thư.
7. Gây hại cho gan

Trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, hệ sinh sản, dây thần kinh trung ương.


Việc dùng nhiều mì ăn liền (mì tôm) sẽ dẫn đến thiếu vitamin và dưỡng chất, nhất là đối với những người bị bệnh tim mạch. 
Riêng với trẻ em ở thành phố, người ít lao động chân tay…, việc sử dụng nhiều mì tôm sẽ tăng nguy cơ béo phì, dẫn đến các bệnh cao huyết áp, tiểu đường.

Quá nhiều chất béo
images.jpeg
Nên bổ sung rau và thịt, trứng khi ăn mì tôm.
Theo tiến sĩ Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm Việt Nam, 
 hầu hết mì ăn liền ở Việt Nam được sản xuất theo công nghệ chiên (rán) nên khi ở nhiệt độ cao, dầu dễ bị ôxy hóa và nếu dầu được dùng chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ có khả năng tạo ra các chất béo dạng trans fat nhiều hơn.
 Trans fat làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, gây xơ vữa động mạch, giảm sự lưu thông của máu, từ đó làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch, đột quỵ.

Thạc sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc phòng Khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, phân tích, nếu ăn nhiều mì tôm thay thế bữa ăn hằng ngày mà không bổ sung thịt, rau thì sẽ dẫn đến thiếu máu, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin, trong khi nguy cơ béo phì lại tăng.

 
Bà Lê Bạch Mai, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết kết quả khảo sát một số nhãn sản phẩm mì tôm phổ biến trên thị trường cho thấy, trung bình mỗi gói mì tôm cung cấp 30% năng lượng từ chất béo. Đây là chỉ số quá cao vì theo tiêu chuẩn, mỗi người chỉ cần 15% - 20%, tối đa là 25% hàm lượng chất béo trong khẩu phần năng lượng bữa ăn. 

Trong khi đó, hàm lượng protein trong mỗi gói mì ăn liền chỉ đạt dưới 10% khẩu phần năng lượng, thiếu đạm động vật và vitamin từ rau quả, mất cân bằng về giá trị dinh dưỡng.

Rất nhiều mẫu mì tôm chứa trans fat
Với rất nhiều ưu điểm nổi bật như rẻ, tiện dụng và giúp tiết kiệm thời gian, mì ăn liền đã trở thành thực phẩm quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là sinh viên, người độc thân hoặc người thường xuyên bận rộn.

 Nhưng theo các chuyên gia y tế, nếu sử dụng quá nhiều mì ăn liền thay thế cho bữa ăn hằng ngày, sử dụng phải sản phẩm không đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng thì sẽ không có lợi cho sức khỏe, thậm chí chứa nhiều tác nhân gây bệnh.

Tiến sĩ Phan Thị Sửu cho biết, trên thế giới, các nhà sản xuất mì ăn liền phải cam kết không dùng dầu chiên chứa trans fat và ghi rõ sản phẩm không chứa chất béo độc hại này trên bao bì.

 Còn tại Việt Nam chưa có bất cứ quy định nào của cơ quan quản lý thực phẩm về trans fat nói chung, hàm lượng chất béo này trong các sản phẩm mì ăn liền nói riêng.

Gần đây, Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm Sở KH-CN TP HCM đã phát hiện trans fat có trong nhiều sản phẩm mì gói đang tiêu thụ trên thị trường với con số đáng giật mình: có tới 38% mẫu mì gói chứa trans fat.

 Bác sĩ Phan Hồng Dương, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cho biết cần phải có kiến nghị, khuyến cáo đến các nhà sản xuất mì tôm giảm chất béo, tăng chất xơ, giới hạn hàm lượng chất ngọt, chất siêu ngọt trong thành phần dinh dưỡng của gói mì ăn liền.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mì ăn liền có nhiều tiện ích song để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, khi ăn mì ăn liền, nên bổ sung rau xanh và các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin và protein thiếu hụt.

 Tổng Hợp từ  Megafun + đất Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét