Sữa đậu nành là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con người. Tuy nhiên, uống sữa đậu nành không đúng cách có thể mang lại một số hậu quả nghiêm trọng trên cơ thể của bạn.
|
Tuy nhiên, khi uống sữa đậu nành bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Uống cùng thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.
Người có thể chất suy hàn
Sữa đậu nành chứa hàm lượng Purine tương đối cao, làm từ hạt đậu nành có tính hàn. Do đó người có thể chất suy hàn như người bị trúng gió, cơ thể thiếu lực, suy nhược, tinh thần mệt mỏi…không nên dùng.
Uống khi bụng rỗng
Uống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành đều biến thành nhiệt lượng và tiêu hao mất. Do đó không thể mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất nên ăn cùng các chất tinh bột như bánh bao, bánh mỳ…để giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ tối ưu.
Uống sữa đậu nành với trứng
Tuy nhiên, một thói quen như vậy là không khoa học. Bởi vì trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Chứa sữa trong phích
Để giữ ấm sữa, một số người lưu trữ sữa trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Nhưng họ vô tình không biết rằng nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4 giờ.
Người bị bệnh gút
Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành. Theo y học cổ truyền đậu nành có tính hàn, vì vậy những người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gút nên tránh uống sữa đậu nành vì uống sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài. Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng không nên uống vì dễ làm cho các triệu chứng trên nặng thêm.
Uống quá nhiều
Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
Không nên uống sữa đậu nành thay nước |
Pha sữa đậu nành với đường đen
Axit hữu cơ trong đường đen sẽ kết hợp với protein trong sữa đậu nành gây lắng cặn. Đường kính trắng không có loại axit hữu cơ này
Đun ở nhiệt độ quá cao
Đậu nành có chứa chất dung môi khống chế protein tuyến tuỵ, đun sữa đậu ở nhiệt độ 100độC trở lên khi uống gây khó tiêu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Uống sữa đậu nành chưa nấu chín
Sữa đậu nành chưa nấu chín có hại cho sức khỏe của cơ thể con người. Điều này là bởi vì nó có chứa hai loại chất độc hại, nó sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa protein và là nguyê nhân gây kích thích cho đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc. Cách để ngăn chặn nguy cơ ngộ độc là đun sôi sữa ở nhiệt độ cao dưới 100 độ C.
T.T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét