VIẾT CHÚT GÌ CHO NHAU.. ĐI NHA !

GUESTBOOK



Photobucket Blog

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Những tác dụng phụ của hóa trị liệu trong điều trị ung thư

Hơn một nửa số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đều phải trải qua hóa trị liệu. Điều này có nghĩa hàng chục triệu trẻ em và người lớn được điều trị mỗi năm với các loại thuốc được dùng để tiêu diệt tế bào ung thư, những loại thuốc này cũng phá hủy các tế bào khỏe mạnh gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Các tác dụng phụ do hóa trị thường có triệu chứng: buồn nôn và nôn, rụng tóc, mệt mỏi, chức năng gan suy giảm, mất cảm giác ngon miệng và mức độ suy giảm mạnh của các tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu và tiểu cầu, nghiêm trọng nhất là giảm bạch cầu (còn gọi là tế bào máu trắng). 

AHCC đã chứng minh được khả năng làm giảm tác dụng phụ của hóa trị liệu, cung cấp cho người bệnh một phương pháp điều trị kết hợp tự nhiên an toàn để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng 


AHCC và hóa trị
AHCC - hay còn gọi là hợp chất  tương quan hexose hoạt tính được nghiên cứu và bào chế tại Nhật Bản có tác dụng giúp kích thích các tế bào miễn dịch trong cơ thể hoạt động nhằm ngăn ngừa sự phát triển của khối u. Đồng thời AHCC cũng đã chứng minh hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân hóa trị liệu. AHCC đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng tại hơn 70 trung tâm nghiên cứu, các bệnh viện và trường ĐH hàng đầu thế giới. AHCC hiện nay được sử dụng tại trên 20 quốc gia và 700 bệnh viện và các cơ sở y tế, đứng đầu là Nhật Bản, Mỹ.

Rụng tóc
Mất tóc của một người vì hóa trị không phải là một tác dụng phụ đe dọa tính mạng, nhưng nó có thể làm thay đổi cuộc sống và tâm lý, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Hóa trị còn có thể gây ra rụng lông mày, lông nách, lông mu, lông mi...

Các bác sĩ nhận thấy rằng bệnh nhân hóa trị liệu dùng AHCC có thể giúp giảm rụng tóc. Kết quả các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của AHCC trên rụng tóc gây ra bởi arabinoside cytosine (thuốc hóa trị liệu

Ara-C) trên chuột, được công bố trong Cancer Epidemiology, cho thấy trong con chuột được điều trị  Ara-C có 71,4%  rụng lông nghiêm trọng, 28,6%  rụng lông vừa phải. Tuy nhiên trong nhóm Ara-C được điều trị bằng AHCC đã được bảo vệ đáng kể khỏi tình trạng rụng lông, có 66,6% không rụng lông, 22,2% rụng vừa phải và 11,2% rụng lông nghiêm trọng.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và ói mửa là một trong những tác dụng phụ đáng sợ nhất của hóa trị, nghiêm trọng hơn nó có thể khiến bệnh nhân phải dừng các đợt hóa trị. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy AHCC có thể cải thiện đáng kể buồn nôn và nôn. Một nghiên cứu tại Hàn Quốc đã sử dụng AHCC cho 12 bệnh nhân ung thư giai đoạn 2 - 4. Trong thời gian điều trị ghi nhận thay đổi trong triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và đau. Kết quả cho thấy bệnh nhân cải thiện rất đáng kể trong cả ba triệu chứng, mang lại cảm giác và tinh thần tốt hơn.

Cùng với buồn nôn và nôn, hóa trị gây ra mất cảm giác hương vị, làm mất cảm giác thèm ăn, dẫn đến hấp thu dinh dưỡng kém. AHCC đã được sử dụng bởi nhiều bệnh nhân ung thư cho thấy cải thiện đáng kể cảm giác thèm ăn, ngon miệng.

Suy yếu chức năng gan

Các bệnh nhân sử dụng AHCC sau một thời gian, xét nghiệm nồng độ SGOT và SGPT vẫn được duy trì bình thường.

Suy tủy

Hóa trị liệu có thể phá hủy các tế bào máu trắng cũng như làm suy yếu chức năng của tủy xương hay còn gọi là suy tủy. Tủy xương là mô xốp nằm bên trong một số xương lớn nơi có các tế bào gốc. Những tế bào gốc tự biến đổi thành các tế bào máu trắng, hồng cầu và tiểu cầu. Khi tủy xương bị ảnh hưởng bởi hóa trị, làm giảm sản xuất bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu, gây suy giảm hệ thống miễn dịch nghiêm trọng.

 Các nghiên cứu cho thấy AHCC có một tác động tích cực đến suy tủy và cải thiện mức độ tế bào máu trắng, kích thích lượng tế bào bạch cầu tăng rất cao, đáp ứng với hóa trị.

AHCC đã chứng minh được khả năng làm giảm tác dụng phụ của hóa trị liệu. AHCC có thể cung cấp cho người bị bệnh ung thư một phương pháp điều trị kết hợp tự nhiên an toàn để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng để chống lại căn bệnh quái ác, cải thiện chất lượng cuộc sống, tâm lý, tinh thần vượt qua bệnh tật hiểm nghèo.

(Nguồn: PubMed)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét