VIẾT CHÚT GÌ CHO NHAU.. ĐI NHA !

GUESTBOOK



Photobucket Blog

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

9 quy tắc dưỡng da khỏe mạnh ngày hè

Cà chua, dâu tây, mận là các loại hoa quả lý tưởng giúp bạn dưỡng da khỏe mạnh, căng mịn trong những ngày hè oi ức.

 

10 mẹo xếp quần áo gọn gàng, an toàn khi du lịch

Luồn dây chuyền qua ống hút, cho vật dụng nhỏ vào trong giày... giúp tiết kiệm diện tích và bảo quản đồ tốt hơn.

Xếp đồ vào vali được coi là "ác mộng" với không ít người, bởi chúng ta thường cần mang đi quá nhiều thứ cho mỗi chuyến du lịch. Đặc biệt là với những cô nàng chú trọng chuyện ăn mặc, số lượng quần áo và giày dép, trang sức đi kèm lại càng "khủng". Bởi vậy, hãy cùng tham khảo một số bí quyết dưới đây để giải quyết vấn đề đau đầu trước kỳ nghỉ sắp tới.
1. Cuộn tròn quần áo
Với những chất liệu như jean hay thun, bạn hãy cuộn tròn thật chặt tay thay vì gấp như thường làm. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy phương pháp này tiết kiệm được nhiều không gian như thế nào.
Roll-Your-Clothes-5160-1428559468.jpg
2. Với áo dễ nhàu, xếp phẳng áo vào trong túi nylon mỏng trước khi gấp
Túi nylon sẽ giữ cho áo không bị xô lệch trong quá trình di chuyển, bởi vậy hạn chế được tối đa rủi ro áo bị nhàu. Hãy chọn loại nylon trong suốt, mỏng nhưng cứng, giúp tiết kiệm diện tích mà lại hiệu quả trong việc giữ áo nguyên trạng.
3. Chèn quần chíp vào bên trong áo ngực
Bạn gập đôi bra lại sao cho hai quả ngực chồng lên nhau, sau đó chèn tất cả quần chíp vào khoảng trống bên trong quả ngực. Việc này vừa giúp tận dụng không gian, vừa giữ cho bra không bị đè hỏng phom.
4. Cho đồ dễ vỡ vào trong chiếc tất
Chai nước hoa hay những thứ mỏng mảnh khác sẽ được an toàn hơn khi nhét trong tất dày.
breakables-5069-1428559468.jpg
5. Cho tất và những vật dụng nhỏ vào trong giày
Những đôi tất còn lại và các món đồ nhỏ khác cũng sẽ yên vị ở khoảng trống bên trong giày.
6. Cho giày dép vào túi nylon
Trước khi xếp giày vào vali, đừng quên cho chúng vào túi buộc kín nhằm tránh làm bẩn những thứ xung quanh. Ngoài ra, bạn nên để mỗi chiếc giày vào một túi, như vậy sẽ dễ dàng tận dụng những khe hở trong vali.
7. Cất dây sạc, tai nghe... vào hộp kính
Đây là cách hiệu quả để bảo quản những loại dây lằng nhằng, vừa không bị xoắn rối vào nhau, vừa đỡ thất lạc.
8. Luồn vòng cổ qua ống hút
Với dây chuyền mảnh, hãy luồn mỗi sợi qua một chiếc ống hút rồi cài dây lại, chúng sẽ được bảo quản an toàn và không bị rối.
Delicate-Necklaces-9053-1428559468.jpg
9. Dùng cúc để giữ khuyên tai
Hai lỗ của mỗi chiếc cúc dẹt có thể giữ được một đôi khuyên tai. Sau khi cài xong khuyên qua cúc, hãy cho tất cả chúng vào một chiếc túi nylon nhỏ trong suốt để tiện bảo quản.
Buttons-2714-1428559468.jpg
10. Cho những chai lọ dễ rò rỉ vào túi nhựa trong có khóa kéo
Mỹ phẩm hay sữa tắm, sữa rửa mặt là những thứ dễ bị rò rỉ trong quá trình di chuyển. Bởi vậy, cách an toàn nhất là xếp chúng ngay ngắn vào túi nhựa trong, loại có khóa kéo miệng. Bạn cũng đừng quên phân loại túi theo tính chất chai lọ, ví dụ mỹ phẩm để riêng và sữa tắm để riêng.
Mytty

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Bật mí nguyên tắc trái - phải của cơ thể con người

15




Các bộ phận trên cơ thể con người như tay, chân, mắt, tai ẩn giấu những bí mật kỳ diệu mà chúng ta chưa biết.

Theo trang Live Science (Mỹ), các bộ phận tay, chân, mắt, tai trên cơ thể tuân theo nguyên tắc giúp chúng phối hợp nhịp nhàng để hoàn thành công việc khác nhau.

Nam giới dùng nhiều tay trái

Tỷ lệ nam giới sử dụng tay trái nhiều hơn nữ giới 3%. Ngoài ra, độ ấm của tay trái thường cao hơn tay phải. Sức mạnh của tay phải lớn hơn tay trái.

Tay còn ẩn chứa một số điều thú vị mà bạn ít biết. Thứ nhất, tay ngâm trong nước không chỉ nhăn lại mà còn có thể ra mồ hôi. Khi thần kinh cảm giác trên da của lòng bàn tay bị gián đoạn vì một lý do nào đó thì bộ phận này sẽ bị tê đi. Lúc này tay sẽ tiết mồ hôi nếu bị ướt.



Nam giới dùng nhiều tay trái hơn phụ nữ. Ảnh: Huanqiu.

Thứ 2, bàn tay có sức mạnh rất lớn. Mỗi bên cấu tạo bởi 29 khúc xương, được 30 động mạch lớn, rất nhiều mạch máu nhỏ nuôi dưỡng.

Thứ 3, khi nắm chặt tay lại, ngón trỏ, áp út và út chỉ có thể uốn cong theo ngón giữa chứ không thể hướng thẳng đứng lên phía trên. Hiện tượng này là do kết cấu của xương bàn tay, phía ngoài thẳng, còn phía trong cong.
Khi mới sinh ra, chân trái không có phản ứng

Qua nghiên cứu phát hiện, khi kích thích vào gan bàn chân của trẻ sơ sinh, chân phải sẽ có phản ứng, còn chân trái thì không. Vào khoảng thời gian từ 20-50 tuổi, dù là nam hay nữ, diện tích tiếp xúc với mặt đất của chân trái rộng hơn chân phải. Hơn nữa, khi đứng hoặc đi, chân trái luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc giữ thăng bằng, còn chân phải tham gia nhiều vào việc hỗ trợ các họat động khác nhau của cơ thể.

Tần suất sử dụng mắt phải lớn hơn mắt trái

Với những người chủ yếu sử dụng mắt phải, khi quan sát mọi vật xung quanh, bộ phận này đã hoàn tất 90% quá trình thu nhận hình ảnh.



Khả năng phân biệt âm thanh của tai trái luôn tốt hơn tai phải. 

Tai trái - nghe, tai phải - ghi nhớ

Với bất kỳ loại âm thanh nào, khả năng phân biệt của tai trái luôn tốt hơn tai phải. Nhưng những lời mà tai phải nghe được lại được ghi nhớ tốt hơn. Thông tin mà tai phải nhận được sẽ được não trái xử lý (khả năng ghi nhớ của não trái thường tốt hơn não phải).
Khi ngửi, tâm trạng khác nhau sẽ quy định lỗ mũi bên nào hoạt động

Khi con người đang ở trong trạng thái dao động, lỗ mũi phải sẽ được sử dụng nhiều hơn. Khi ổn định hoặc buồn ngủ thì lỗ mũi trái sẽ vận động nhiều hơn. Đặc biệt, đa số chúng ta đều có đầu mũi lệch về bên trái. 

Theo Zing

Quốc gia nào sẽ giàu nhất thế giới vào 2050?




HSBC vừa đưa ra một số dự đoán về quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2050. Dự đoán này dựa trên các nghiên cứu về nền kinh tế của 100 quốc gia, theo thông tin từ TheRichest.

1. Trung Quốc - 25,33 nghìn tỷ USD

1. Trung Quốc - 25,33 nghìn tỷ USD  Quốc gia giàu có nhất thế giới vào năm 2050 sẽ là Trung Quốc. Cho đến 2049, nước này được dự báo sẽ tiếp nhận cả 2 nền kinh tế là Hong Kong và Macao, góp phần vươn lên vị trí cao nhất.  Với chính sách một con, dân số Trung Quốc sẽ tăng chậm lại, làm giảm lực lượng lao động vào 2050. Năm 2050, đây sẽ là quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới.  2. Mỹ - 22,27 nghìn tỷ USD  Các chỉ số cơ sở hạ tầng kinh tế của Mỹ đều rất mạnh. Tuy nhiên, cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới trong vài thập kỷ qua sẽ phải nhường lại vị trí dẫn đầu vào 2050. Mỹ sẽ đối mặt với sự tăng trưởng trì trệ xét về thu nhập bình quân đầu người.  Hiện nay, kinh tế Mỹ lớn gấp đôi nền kinh tế đứng vị trí thứ 2 là Nhật Bản, và là quốc gia dẫn đầu về hoạt động kinh tế cũng như chính sách cho đến giữa thế kỷ 21.  3. Ấn Độ - 8,17 nghìn tỷ USD  Ấn Độ là một ví dụ cho các ích lợi kinh tế của sự gia tăng dân số. Quốc gia này xếp thứ 5 về sự gia tăng lực lượng lao động. Đến 2050, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia giàu thứ 3 trên thế giới, và là quốc gia đông dân nhất, vượt qua cả Trung Quốc để cán mốc 1,5 tỷ dân.  Bằng cách học tập các chính sách kinh tế từ nước ngoài và tận dụng công nghệ hiện đại, Ấn Độ dự kiến là một trong những nhân tố chính cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Quốc gia này nằm trong danh sách các nền kinh tế phát triển nhanh, dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng hằng năm tối thiểu 5%.  4. Nhật Bản - 6,43 nghìn tỷ USD  Với dân số ngày càng già đi, Nhật Bản đang phải tìm cách khắc phục vấn đề nhân khẩu học tồi tệ nhất so với các cường quốc kinh tế khác. Tỷ lệ giảm lực lượng lao động Nhật Bản được dự báo ở mức 37%. Bên cạnh vấn đề dân số già, tỷ lệ sinh của Nhật Bản cũng ở mức thấp nhất so với các cường quốc kinh tế khác.  Tỷ suất sinh tại Nhật đang là 1,3 trẻ/người, ngang bằng với Đức. Dân số Nhật sẽ giảm 25 triệu người, gấp đôi Đức. Tuy nhiên, nếu Nhật Bản tìm ra cách giải quyết vấn đề thu hẹp nguồn lao động, quốc gia này vẫn là cường quốc kinh tế lớn thứ 4 hành tinh.  5. Đức - 3,71 nghìn tỷ USD  Đức được dự báo là nền kinh tế lớn nhất châu Âu vào năm 2050. Mặc dù bị tụt 1 bậc xuống thứ 5 về mức độ giàu có, thu nhập bình quân đầu người của Đức sẽ tăng 8 bậc, lên vị trí thứ 10. Kết quả này nhiều khả năng xuất phát từ sự sụt giảm dân số lên tới 11 triệu người trong giai đoạn 2010-2050.  Lực lượng lao động ở Đức sẽ giảm 29% - tỷ lệ thu hẹp lao động lớn nhất toàn châu Âu. Mặc dù vậy, nguồn tài trợ vững chắc và cơ sở hạ tầng kinh tế mạnh sẽ đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế nước này.

Quốc gia giàu có nhất thế giới vào năm 2050 sẽ là Trung Quốc. Cho đến 2049, nước này được dự báo sẽ tiếp nhận cả 2 nền kinh tế là Hong Kong và Macao, góp phần vươn lên vị trí cao nhất.

Với chính sách một con, dân số Trung Quốc sẽ tăng chậm lại, làm giảm lực lượng lao động vào 2050. Năm 2050, đây sẽ là quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới.


2. Mỹ - 22,27 nghìn tỷ USD

Quốc gia nào sẽ giàu nhất thế giới vào 2050?

Các chỉ số cơ sở hạ tầng kinh tế của Mỹ đều rất mạnh. Tuy nhiên, cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới trong vài thập kỷ qua sẽ phải nhường lại vị trí dẫn đầu vào 2050. Mỹ sẽ đối mặt với sự tăng trưởng trì trệ xét về thu nhập bình quân đầu người.

Hiện nay, kinh tế Mỹ lớn gấp đôi nền kinh tế đứng vị trí thứ 2 là Nhật Bản, và là quốc gia dẫn đầu về hoạt động kinh tế cũng như chính sách cho đến giữa thế kỷ 21. 

3. Ấn Độ - 8,17 nghìn tỷ USD

Quốc gia nào sẽ giàu nhất thế giới vào 2050?

Ấn Độ là một ví dụ cho các ích lợi kinh tế của sự gia tăng dân số. Quốc gia này xếp thứ 5 về sự gia tăng lực lượng lao động. Đến 2050, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia giàu thứ 3 trên thế giới, và là quốc gia đông dân nhất, vượt qua cả Trung Quốc để cán mốc 1,5 tỷ dân.

Bằng cách học tập các chính sách kinh tế từ nước ngoài và tận dụng công nghệ hiện đại, Ấn Độ dự kiến là một trong những nhân tố chính cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Quốc gia này nằm trong danh sách các nền kinh tế phát triển nhanh, dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng hằng năm tối thiểu 5%. 


4. Nhật Bản - 6,43 nghìn tỷ USD

Quốc gia nào sẽ giàu nhất thế giới vào 2050?

Với dân số ngày càng già đi, Nhật Bản đang phải tìm cách khắc phục vấn đề nhân khẩu học tồi tệ nhất so với các cường quốc kinh tế khác. Tỷ lệ giảm lực lượng lao động Nhật Bản được dự báo ở mức 37%. Bên cạnh vấn đề dân số già, tỷ lệ sinh của Nhật Bản cũng ở mức thấp nhất so với các cường quốc kinh tế khác. 

Tỷ suất sinh tại Nhật đang là 1,3 trẻ/người, ngang bằng với Đức. Dân số Nhật sẽ giảm 25 triệu người, gấp đôi Đức. Tuy nhiên, nếu Nhật Bản tìm ra cách giải quyết vấn đề thu hẹp nguồn lao động, quốc gia này vẫn là cường quốc kinh tế lớn thứ 4 hành tinh. 


5. Đức - 3,71 nghìn tỷ USD

Quốc gia nào sẽ giàu nhất thế giới vào 2050?

Đức được dự báo là nền kinh tế lớn nhất châu Âu vào năm 2050. Mặc dù bị tụt 1 bậc xuống thứ 5 về mức độ giàu có, thu nhập bình quân đầu người của Đức sẽ tăng 8 bậc, lên vị trí thứ 10. Kết quả này nhiều khả năng xuất phát từ sự sụt giảm dân số lên tới 11 triệu người trong giai đoạn 2010-2050. 

Lực lượng lao động ở Đức sẽ giảm 29% - tỷ lệ thu hẹp lao động lớn nhất toàn châu Âu. Mặc dù vậy, nguồn tài trợ vững chắc và cơ sở hạ tầng kinh tế mạnh sẽ đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế nước này. 


6. Vương quốc Anh - 3,58 nghìn tỷ USD

Quốc gia nào sẽ giàu nhất thế giới vào 2050?

Cho đến năm 2050, dự kiến kinh tế của Vương quốc Anh sẽ thu hẹp một nửa khoảng cách so với Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Hiện nay, chênh lệch giữa hai nền kinh tế này là 346 tỷ USD. Theo dự đoán, khoảng cách này sẽ chỉ còn 138 tỷ USD vào 2050.

Cả Đức và Anh đều sẽ bị tụt một bậc trong bảng xếp hạng. Sự đi lên của Ấn Độ chính là nguyên nhântụt hạng của 2 cường quốc nói trên. 


7. Brazil - 2,96 nghìn tỷ USD

Quốc gia nào sẽ giàu nhất thế giới vào 2050?

Thời kỳ 1986-1994, khi lạm phát hàng năm của Brazil luôn vượt quá 500%, quốc gia này đã phục hồi và tiếp tục phát triển, trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dự kiến, Brazil sẽ tăng 2 bậc, vượt qua Pháp và Ý để trở thành quốc gia giàu có thứ 7 trên thế giới.

Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của  Brazil dự báo sẽ giảm 9 bậc, từ 52 xuống 61. Bên cạnh sự mở rộng về lực lượng lao động, nước này cũng đang rất nỗ lực cải thiện giáo dục và giảm thiểu tỉ lệ tội phạm.

8. Mexico - 2,81 nghìn tỷ USD

Quốc gia nào sẽ giàu nhất thế giới vào 2050?

Hiện là quốc gia giàu thứ 13 thế giới, Mexico đã sẵn sàng bước chân vào top 10. Theo dự đoán, nước này sẽ tăng 5 bậc để đạt đến vị trí thứ 8 vào 2050, vượt qua Pháp, Canada, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Ý.

Trong vòng 20 tháng kể từ khi nhậm chức, tổng thống Nieto đã và đang dẫn đầu các thay đổi chính sách, nhằm giải quyết 11 vấn đề cấu trúc. Dự kiến những điều chỉnh về giáo dục, năng lượng, viễn thông, nguồn nhân lực, cạnh tranh và khu vực tài chính sẽ cải thiện vấn đề phát triển và năng suất trong tương lai gần.


Ảnh: TheRichest

Theo Zing