Hãy tỉnh táo khi mua hàng khuyến mãi, vì nhiều khi giá của chúng chẳng rẻ hơn bình thường. Hãy tìm hiểu thêm về giá trước khi quyết định chi tiền
1. Lên danh sách
Lập danh sách những món đồ bạn định mua hoặc những người bạn định tặng quà, bất kể món đồ đó bé đến đâu. Ghi ra số tiền mà bạn có thể chi cho món đồ đó. Việc này sẽ giúp bạn quản lý được ngân sách dự kiến chi cho mùa lễ tết.
2. Mua sắm sớm
Đừng đợi đến sát ngày chính của mùa lễ tết mới bắt đầu đi mua sắm. Hãy để ý đến những món quà mà bạn bè, người thân của bạn thích nhận hoặc những món đồ mà bạn có ý định sắm sửa trong suốt cả năm. Thông thường, bạn hay tình cờ phát hiện ra một thứ gì đó có thể là món quà lý tưởng cho bạn bè, người thân hoặc đúng với nhu cầu của mình khi không cố ý tìm kiếm.
Hãy nhớ cất giữ món đồ mua sẵn của mình ở chỗ mà bạn đã định (bí mật nếu cần) để bạn không quên mình đã sắm rồi.
3. Tìm hiểu trước
Nếu không chắc chắn về một sản phẩm cụ thể nào đó mà bạn định mua, hãy tham khảo ý kiến những người đã dùng qua sản phẩm đó, tìm kiếm những đánh giá của người có uy tín hoặc phản hồi của người tiêu dùng đăng trên một diễn đàn mạng nào đó. Hãy tìm những ý kiến phản hồi tích cực nhất. Đừng quên so sánh giá cả để tìm ra mức giá hợp lý nhất của sản phẩm.
4. Săn hàng khuyến mãi
Nhiều cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm giảm giá vào một thời điểm nhất định nào đó trong năm, đặc biệt vào lễ tết. Hãy liên hệ với những địa chỉ mua sắm ưa thích của bạn để biết được kế hoạch khuyến mãi cùng những thông tin chỉ dành cho khách hàng thân thiết của họ.
Hãy sắp xếp để là người đầu tiên đến địa chỉ đang bán hàng giảm giá vì có thể số lượng mặt hàng khuyến mãi là giới hạn.
Tuy nhiên, hãy tỉnh táo khi mua hàng khuyến mãi, vì nhiều khi giá của chúng chẳng rẻ hơn bình thường. Hãy tìm hiểu thêm về giá trước khi quyết định chi tiền.
5. Đi mua sắm khi tinh thần thoải mái
Nếu mua sắm lúc bạn mệt mỏi hay đói, bạn thường có khuynh hướng chi vung tay. Cơn đói sẽ làm tăng nhu cầu mua sắm của bạn, đặc biệt là mua thực phẩm. Hãy mua vào dịp giữa tuần, nếu có thể. Các điểm kinh doanh thường ít đông đúc vào dịp này và bạn sẽ không bị mất tập trung vào mục tiêu mua sắm của mình.
6. Sử dụng phiếu thưởng thông minh
Nếu bạn có phiếu giảm giá 10%, hãy chọn mua mặt hàng nào mà bạn có thể tiết kiệm được nhiều tiền nhất. Đọc kỹ điều kiện được hưởng lợi từ phiếu thưởng để đảm bảo bạn không bắt buộc phải mua kèm thêm món hàng mình không cần.
7. Tận dụng dịch vụ chuyển hàng miễn phí
Nhiều cơ sở kinh doanh có dịch vụ giao hàng miễn phí. Tận dụng điều này, bạn không chỉ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển mà còn rảnh rang lo những việc khác.
Phunu.net
Lập danh sách những món đồ bạn định mua hoặc những người bạn định tặng quà, bất kể món đồ đó bé đến đâu. Ghi ra số tiền mà bạn có thể chi cho món đồ đó. Việc này sẽ giúp bạn quản lý được ngân sách dự kiến chi cho mùa lễ tết.
2. Mua sắm sớm
Đừng đợi đến sát ngày chính của mùa lễ tết mới bắt đầu đi mua sắm. Hãy để ý đến những món quà mà bạn bè, người thân của bạn thích nhận hoặc những món đồ mà bạn có ý định sắm sửa trong suốt cả năm. Thông thường, bạn hay tình cờ phát hiện ra một thứ gì đó có thể là món quà lý tưởng cho bạn bè, người thân hoặc đúng với nhu cầu của mình khi không cố ý tìm kiếm.
Hãy nhớ cất giữ món đồ mua sẵn của mình ở chỗ mà bạn đã định (bí mật nếu cần) để bạn không quên mình đã sắm rồi.
3. Tìm hiểu trước
Nếu không chắc chắn về một sản phẩm cụ thể nào đó mà bạn định mua, hãy tham khảo ý kiến những người đã dùng qua sản phẩm đó, tìm kiếm những đánh giá của người có uy tín hoặc phản hồi của người tiêu dùng đăng trên một diễn đàn mạng nào đó. Hãy tìm những ý kiến phản hồi tích cực nhất. Đừng quên so sánh giá cả để tìm ra mức giá hợp lý nhất của sản phẩm.
4. Săn hàng khuyến mãi
Nhiều cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm giảm giá vào một thời điểm nhất định nào đó trong năm, đặc biệt vào lễ tết. Hãy liên hệ với những địa chỉ mua sắm ưa thích của bạn để biết được kế hoạch khuyến mãi cùng những thông tin chỉ dành cho khách hàng thân thiết của họ.
Hãy sắp xếp để là người đầu tiên đến địa chỉ đang bán hàng giảm giá vì có thể số lượng mặt hàng khuyến mãi là giới hạn.
Tuy nhiên, hãy tỉnh táo khi mua hàng khuyến mãi, vì nhiều khi giá của chúng chẳng rẻ hơn bình thường. Hãy tìm hiểu thêm về giá trước khi quyết định chi tiền.
5. Đi mua sắm khi tinh thần thoải mái
Nếu mua sắm lúc bạn mệt mỏi hay đói, bạn thường có khuynh hướng chi vung tay. Cơn đói sẽ làm tăng nhu cầu mua sắm của bạn, đặc biệt là mua thực phẩm. Hãy mua vào dịp giữa tuần, nếu có thể. Các điểm kinh doanh thường ít đông đúc vào dịp này và bạn sẽ không bị mất tập trung vào mục tiêu mua sắm của mình.
6. Sử dụng phiếu thưởng thông minh
Nếu bạn có phiếu giảm giá 10%, hãy chọn mua mặt hàng nào mà bạn có thể tiết kiệm được nhiều tiền nhất. Đọc kỹ điều kiện được hưởng lợi từ phiếu thưởng để đảm bảo bạn không bắt buộc phải mua kèm thêm món hàng mình không cần.
7. Tận dụng dịch vụ chuyển hàng miễn phí
Nhiều cơ sở kinh doanh có dịch vụ giao hàng miễn phí. Tận dụng điều này, bạn không chỉ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển mà còn rảnh rang lo những việc khác.
Phunu.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét