Nếu thường xuyên bị chảy máu cam chứng tỏ sức khỏe bạn đang có vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn chứng khó đông máu. Trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt
Chảy
máu cam ở mũi có hai loại: chảy máu ở mặt trước và ở mặt sau mũi. Hơn
90% trường hợp rơi vào loại chảy máu phía trước mũi, tức là máu tuôn ra
từ một vài mạch máu bị vỡ gần phía trước mũi.
Nguyên nhân thường là chấn thương, có thể do bạn bị ai đó đấm vào mũi hoặc khi hỷ mũi quá mạnh khiến mạch máu bên trong bị tổn thương.
Bên cạnh đó, khi thời tiết trở lạnh, thường gặp vào mùa đông và ở những
nơi khô hanh, khoang mũi bị khô khiến các mạch máu dễ vỡ.
Ngoài ra chảy máu cam trước cũng là hệ quả của việc móc, ngoáy mũi quá nhiều. Nếu bạn có thói quen này thì nên hạn chế.
Riêng
loại thứ hai, chảy máu cam ở phía sau mũi rất hiếm gặp. Người cao tuổi
thường bị hơn, máu tuôn ra từ phía sau của mũi và chảy xuống cổ họng.
Lúc này bệnh nhân cần được đưa vào bệnh viện
để bác sĩ nút mũi bằng một loại gạc đặc biệt.
Thao tác này rất cần
thiết khi bị chảy máu mũi, song bệnh nhận sẽ cảm thấy rất khó chịu nên
thường được dùng thuốc giảm đau trong lúc băng bó. Nếu băng gạc không
cầm được máu, bác sĩ sẽ phẫu thuật ngay.
Thông
thường khi bị chảy máu cam, mọi người hay bóp mũi và ngửa đầu về phía
sau để ngăn máu chảy ra ngoài. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không
nên làm như vậy, vì ngả đầu về phía sau có khả năng bạn nuốt máu vào
bụng, gây nôn ói.
Trong
trường hợp máu mũi chảy xuống miệng, đừng nuốt mà hãy nhổ ra ngay lập
tức. Tốt nhất, khi bị như vậy, bạn hãy ngồi thẳng lưng. Nếu máu
không ngừng chảy, hãy đến bệnh viện ngay để bác sĩ có biện pháp kịp
thời.
Việc đặt băng gạc vào hốc mũi giúp ngăn không cho máu chảy nữa. Ngay khi máu ngừng chảy, cố gắng tránh hỷ mũi. Trong khi ngủ, nếu cảm thấy không khí trong phòng quá khô, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm.
Cá
biệt, nếu thường xuyên bị chảy máu cam từng ít một, đó có thể là dấu
hiệu bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng nào đó. Nếu thấy xuất hiện đồng
thời những vết bầm tím trên cơ thể, hoặc máu chảy ra từ những lỗ khác
trên cơ thể, thậm chí trong nước tiểu hoặc phân, có thể bạn đang bị
chứng khó đông máu.
Khi đó, nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có
phương pháp khắc phục kịp thời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét