Bị đau tức vùng bẹn, bìu lâu ngày không khỏi, Toàn (21 tuổi) đi khám nam khoa và bất ngờ khi bác sĩ chỉ cách chữa bệnh là “thường xuyên mặc quần sịp vừa vặn”.
Chàng sinh viên ĐH Kiến trúc
(Hà Nội) này có thói quen thả rông “cậu nhỏ” vì nghĩ như vậy cho thoáng
mát, giúp bộ phận này phát triển, không ngờ điều đó ảnh hưởng không tốt
đến vùng nhạy cảm của mình.
|
Ngoài ra, chiếc quần lót còn giúp cố định bộ phận sinh dục ở vị trí tương đối, tránh những tình huống dở khóc dở cười vì “cậu nhỏ” có thể ngóc đầu lên bất kỳ lúc nào.
Không những thế, chiếc quần này có vai trò quan trọng bảo vệ “cậu nhỏ” khỏi các tai nạn hàng ngày. “Có thanh niên vận hành máy làm gạch, quần đùi bị cuốn vào máy, kéo cả cậu nhỏ vào. Chàng khác, mặc mỗi quần đùi vào cho lợn ăn, bị con lợn cái cắn nát ‘cậu bé’.
Tương tự, một anh 27 tuổi bị con lợn đực phối giống xơi trọn bộ phận kín… Tất cả tai nạn này đều xảy ra ở những người không mặc quần sịp và có thể tránh, hay ít ra là giảm mức độ trầm trọng nếu họ bảo vệ ‘của quý’ bằng chiếc quần lót”, bác sĩ Bắc chia sẻ.
Theo bác sĩ, những người hay chơi thể thao càng không được quên tìm cho mình loại quần sịp phù hợp để có thể chống lại các chấn thương cho bộ phận sinh dục. “Một cú đánh vào vùng kín có thể phải vào viện nếu không có quần sịp đặc biệt”, bác sĩ Bắc nói.
Không ít nam giới có thói quen thả rông “cậu nhỏ” vì nghĩ như vậy giúp vùng này được thoáng mát, thoải mái. Theo bác sĩ, thực tế việc thả rông như vậy lại tạo sự khó chịu cho chủ nhân, vì túi bi đôi (hai bên bìu đựng tinh hoàn) có trọng lượng tương đương quả trứng gà, nếu nam giới không mặc quần sịp hoặc mặc quần quá lỏng, túi bi bị kéo xuống sẽ tạo cảm giác đau tức.
Tuy nhiên, nếu
mặc quần nhỏ quá chật lại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
và chức năng của bộ phận sinh dục. “Khi đó chiếc quần giống như sợi dây
chun, bó sát vùng sinh dục khiến máu đến vùng này lưu thông không tốt,
người mặc cảm thấy đau tức, khó chịu. Máu đến vùng đó ít còn làm nhiệt
độ vùng bìu tăng cao, ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn”, bác sĩ giải
thích.
Ông cho biết, điều
này đã được nghiên cứu và khẳng định. Khi nhiệt độ tinh hoàn tăng 2-3
độ C so với bình thường, ức chế quá trình sản xuất tinh trùng hoặc làm
tinh trùng trưởng thành muộn, tỷ lệ tinh trùng yếu và dị dạng cao. Tuy
nhiên, việc mặc quần lót hay không lại không ảnh hưởng tới hình dáng
“cậu nhỏ”.
“Nhiều chàng trai đi khám vì dương vật cong và đỗ lỗi cho
chiếc quần sịp. Thực tế không phải vậy. Bộ phận sinh dục cong hay thẳng
do nhiều nguyên nhân khác, không liên quan đến chiếc quần nhỏ”, bác sĩ
nói.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc, nam giới trưởng thành nên mặc quần sịp, nhưng sau một
ngày làm việc vất vả, buổi tối có thể thả ra cho thoải mái. Bố mẹ nên
hướng dẫn con có thói quen mặc quần lót từ giai đoạn tiền dậy thì. Không
như các bé gái, thường coi việc mặc quần trong như điều đương nhiên,
nhiều trẻ trai không thích dùng đồ bảo vệ vùng kín. Nhiều bé vì không mặc quần lót mà gặp phải tai nạn bao quy đầu bị kẹt vào khóa quần.
Để
các chàng trai mới lớn coi đây là việc nên làm và tự giác thực hiện,
phụ huynh đầu tiên nên giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc
mặc đồ này. “Người đàn ông nào
cũng mặc quần sịp. Bố là người lớn, bố mặc. Con lớn rồi, con cũng nên
mặc”, bác sĩ đưa ví dụ.
Ngoài ra, bố có thể dẫn con đi tự chọn đồ. “Quần
nhỏ nam giới thường có 3 loại: cotton,
cotton pha nylon, vải lanh. Nên chọn loại có kích thước phù hợp, làm từ
chất liệu cotton pha nylon (95% cotton, 5% nylon) vì tính thấm tốt, có
tính đàn hồi ôm sát bộ phận sinh dục ở tư thế nhất định”, bác sĩ hướng
dẫn.
tim hiểu
phapluat.netvn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét