1. Giảm trọng lượng: Nhiều người phàn nàn rằng họ bắt đầu ngáy ngủ khi có tuổi. Nhưng thực tế, điều này đôi khi chỉ đơn giản vì bạn tăng cân. Trọng lượng thừa tạo áp lực lên cổ họng làm cản trở đường hô hấp ngược vào trong, tạo ra tiếng ngáy.
2. Đi ngủ theo giờ giấc đều đặn: Những người hay bị làm rối giấc ngủ hoặc thiếu ngủ rất dễ ngáy. Nếu bạn tập được thói quen đi ngủ theo giờ giấc đều đặn thì cơ thể sẽ không lâm vào tình trạng quá mệtt mỏi và giúp khỏi ngáy.
3. Không uống thuốc an thần vào ban đêm: Một số thuốc ngủ và rượu có thể làm giảm trương lực cơ và làm cho chứng ngáy tệ hơn.
4. Không nên ăn những loại thực phẩm được chế biến từ bơ sữa trước khi đi ngủ: Bởi nó có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới quá trình hô hấp của bạn trong khi ngủ, gây nên hiện tượng ngủ ngáy.
5. Chọn tư thế ngủ thích hợp: Bởi đến nay, ngáy ngủ là phổ biến nhất khi người ta nằm ngửa vì khi đó gốc của lưỡi trượt về phía sau. Tốt nhất, nên chọn tư thế nằm nghiêng bằng cách chèn phía sau lưng hoặc lấy một chiếc gối kê nghiêng đầu một bên.
Nên nằm gối cao hơn bình thường để giúp cho luồng khí trong cổ họng đi thẳng theo luồng khí.
6. Làm thông đường thở ở mũi: Tắc mũi, thở bằng miệng là nguyên nhân có thể dẫn đến ngáy ngủ. Nếu bị nghẹt mũi có thể vì một vách ngăn lệch hoặc dị ứng, do đó phải làm thông mũi để dễ thở hơn.
7. Tăng độ ẩm cho phòng ngủ: Bởi lẽ độ ẩm trong phòng ngủ thấp sẽ khiến cho cổ họng bị khô, và dễ gây nên hiện tượng ngủ ngáy.
8. Nói chuyện với bác sĩ phẫu thuật: Nếu vấn đề không thể khắc phục được bằng những cách đơn giản như trên thì việc phẫu thuật một chút sẽ là cần thiết. Ở trẻ em, amiđan lớn và vòm họng là nguyên nhân chính.
Ở người lớn, amiđan cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến vấn đề gì đó, chẳng hạn như một vách ngăn lệch hoặc dị ứng, buộc bạn phải miệng thở.
Một vòm miệng hoặc lưỡi gà thấp là một thủ phạm tiềm năng gây ngủ ngáy. Những dị tật như vậy chỉ cần sau một cuộc tiểu phẫu là đã có thể giải quyết vấn đề.
Theo Afamily
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét