1. Làm việc quá sức
Khi bạn làm việc quá sức sẽ dẫn đến sự suy kiệt năng lượng, kéo theo
sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút nhanh chóng. Từ đó, chức năng tự bảo
vệ của niêm mạc dạ dày cũng bị suy yếu. Điều này dẫn tới dạ dày dễ bị
mất cân bằng chức năng bài tiết do không được cấp đủ máu. Khi dạ dày bị
dư axít, dịch vị dạ dày ít đi, niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn hại và gây ra
tình trạng đau dạ dày.
2. Ăn uống không khoa học
Ăn uống khoa học là việc hết sức cần thiết để bảo vệ dạ dày của bạn. Ăn
quá nhanh, ăn không đúng giờ, ăn không hợp vệ sinh, ăn đồ ăn lạnh, hay
đồ ăn nhiều gia vị... đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày. Nếu
bạn ăn quá nhanh, thức ăn chưa được nghiền kĩ ở khoang miệng đã bị
chuyển xuống dạ dày, từ đó tăng gánh nặng cho dạ dày. Điều này làm cho
niêm mạc dạ dày bị tổn thương và giảm nhu động dạ dày.
Đồ ăn lạnh, thức ăn chứa nhiều gia vị có thể gây kích thích mạnh cho dạ
dày, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Đồ ăn, uống lạnh có thể khiến
cho các mạch máu ở dạ dày mở rộng, làm giảm lưu lượng máu tới các cơ
quan khác và cản trở việc tiêu hóa bình thường. Ăn quá nhiều trong bữa
tối, đặc biệt nếu bạn ăn các loại thức ăn khó tiêu trước khi ngủ sẽ ép
đường ruột của bạn làm việc quá tải, dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây
ăn mòn niêm mạc dạ dày. Lâu dần điều này sẽ dẫn đến các căn bệnh như
đau, viêm, loét dạ dày.
Ăn không đúng bữa cũng gây hại cho dạ dày vì bình thường, đến một giờ
cố định, dạ dày sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu đến thời gian đó
mà bạn không bổ sung thức ăn thì lượng axit sản sinh ra sẽ bị dư thừa,
từ đó có thể gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày.
Vừa ăn vừa làm việc cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày. Khi làm
việc, nhất là làm việc trí não, một lượng lớn máu sẽ được “huy động”
tới trung khu thần kinh để phục vụ cho các hoạt động trí não. Lượng máu
cung cấp cho dạ dày để thực hiện chức năng tiêu hoá bị giảm đi, do vậy,
dễ gây tổn thương cho dạ dày.
Ăn uống không khoa học là "con đường " ngắn nhất dẫn tới đau dạ dày.
3. Căng thẳng thần kinh
Hiện tượng đau dạ dày do căng thẳng thần kinh thường gặp nhất ở đối
tượng là dân văn phòng. Khi bạn rơi vào trạng thái khó chịu, căng thẳng,
trầm cảm, mệt mỏi... sự tiết dịch ở dạ dày cũng bị ảnh hưởng theo. Đó
là nguyên do tại sao chức năng tiêu hóa của dạ dày không được thực hiện
tốt như mọi khi. Sự căng thẳng về tâm lý, cảm xúc có thể kéo theo ảnh
hưởng xấu ở dạ dày.
Do đó, trầm cảm kéo dài, lo lắng cũng sẽ làm tăng nguy cơ bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
4. Lạm dụng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc
bảo vệ thành dạ dày. Khi các niêm mạc này bị ảnh hưởng và không làm tốt
chức năng bảo vệ thành dạ dày thì sẽ dẫn tới hiện tượng dạ dày co bóp
bất thường, gây đau. Thậm chí, khi các niêm mạc bị ảnh hưởng trầm trọng
còn làm xuất hiện các vết loét trong dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày.
Do vậy, nếu cảm thấy chưa thực sự cần thiết, bạn không nên lạm dụng
thuốc giảm đau. Chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ dẫn và kê đơn của
bác sĩ.
5. Uống rượu bia quá độ
Trong tất cả các loại rượu bia hay đồ uống có cồn đều chứa các men vi
sinh. Các loại men này nếu vào cơ thể ở mức vừa phải thì sẽ có lợi cho
việc tiêu hóa thức ăn. Nhưng nếu, bạn uống rượu bia quá nhiều, lượng men
vi sinh vào cơ thể ở mức quá tải thì sẽ gây ra những rối loạn trong
đường tiêu hoá và làm hạn chế khả năng điều tiết thức ăn của dạ dày, từ
đó gây ra các bệnh ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày...
Theo Tri thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét