Càng nhiều đồ dùng hiện đại, càng nhiều chất tẩy rửa tiên tiến... con người càng có nguy cơ tiếp xúc với hóa chất độc hại ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể.
Phổi và hệ miễn dịch
Hen suyễn:
Theo các nhà nghiên cứu trường ĐH Bristol, chất tẩy, chất làm sạch cửa
sổ, chất làm bóng đồ đạc và chất tạo mùi cho không khí và chất vệ sinh
thảm liên quan với hen suyễn và khò khè.
Nghiên cứu của họ trên
14.000 trẻ em cho thấy việc tiếp xúc với các sản phẩm có chứa các chất
trên mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ khò khè ở trẻ 7 tuổi là 40%. Chúng
cũng gây suy giảm chức năng phổi dù ở mức độ nhỏ.
BS John Henderson,
trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy những ảnh
hưởng của việc tiếp xúc hóa chất lên sự phát triển của phổi hay gây kích thích hệ hô hấp ở trẻ mới sinh”.
Tránh các sản phẩm hóa chất dạng xịt, những sản phẩm có thể khuyếch tán vào không khí và dễ dàng
hít vào.Clo trong nước hồ bơi có thể gây kích ứng hen suyễn và tổn
thương phổi. Khi clo kết hợp với mồ hôi, tế bào da và các protein khác ở
cơ thể người bơi, nó sẽ tạo ra cloramin (khi ở hàm lượng quá cao sẽ
phản ứng với các hợp chất hữu cơ khác tạo ra hợp chất mới, trong đó có
dioxin, có nguy cơ gây ung thư trên người). Tránh các bể bơi có mùi clo
nặng, dấu hiệu cho thấy nồng độ cloramin cao.
Hệ miễn dịch suy giảm:
Các nghiên cứu cho thấy các đồ nấu chống dính, các chất không thấm
nước, vải không thấm nước, thảm và vải bọc có thể ảnh hưởng tới hệ miễn
dịch của cơ thể.
Những đồ vật này có
chứa hợp chất perfluorinated (perfluorooctanoic acid PFOA,
Perfluorootanesulfonamide PFOSA và perfluorooctane PFOS). Nghiên cứu
trên động vật cho cho thấy nếu quá “liều” sẽ gây tổn tương lá lách, một
trong những bộ phận cơ thể giữ vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch.
Ung thư: Sự tiếp xúc với hóa chất trừ sâu làm tăng nguy cơ ung thư máu lymphoma (chiếm 65%).
Hệ tiêu hóa và gan
Tiểu đường:
Thạch tín (asen) gây ra các vấn đề về tiêu hóa, tiểu đường và ung thư.
Chất độc này cũng gây khiếm thính và các rối loạn liên quan với hệ thần
kinh.
Ở nhiều vùng trên thế giới, nước dùng để tưới mùa màng bị nhiễm asen tự nhiên và do con người làm ô nhiễm nguồn nước.
Ung thư gan: Các
nghiên cứu trên động vật cho thấy polychlor inated biphenyls (PCBs) làm
tăng nguy cơ ung thư gan. PCBs dùng trong các chất làm dính, sơn và
nhựa cho đến thế kỷ 17. Chúng cũng thâm nhập vào các chuỗi thức ăn và
tìm thấy nhiều ở cá và hải sản. chúng tích lũy trong lipit vì vậy các
loại cá dầu và gan cá dùng làm viên dinh dưỡng bổ sung có thể chứa chất
này ở mức độ gây lo ngại. Các xét nghiệm khác cho thấy đèn huỳnh quang
có thể rò rỉ một lượng nhỏ chất PCBs.
Bàng quang và thận
Ung thư:
Khi muối sodium nitrate được dùng để bảo quản thịt xông khói và các
loại thịt khác, nó tạo ra nitrosamines, hóa chất liên quan với ung thư
bàng quang. Có thể giảm nguy cơ tiếp xúc với chất này bằng các mua các
loại thịt xông hói không muối nitrate.
Các nhà nghiên cứu Mỹ cảnh báo, những phụ nữ
nhuộm tóc ít nhất 1 lần/tháng có nguy cơ ung thư bàng quang cao gấp 3
lần. “Chất nhuộm tóc an toàn khi sử dụng đúng nhưng các nghiên cứu trên
động vật cho thấy para-phenylenediamine (PPD), một chất tìm thấy trong
nhiều thuốc nhuộm tóc có thể làm tổn thương gene và gây ung thư. Giảm
thiểu nguy cơ bằng cách dùng các loại thuốc nhuộm tóc thảo dược hoặc
loại ít bền màu.
Thận:
Benzene, một chất tìm thấy trong hồ dán, sơn, chất sáp và chất tẩy rửa,
đặc biệt độc đối với thận. Nghiên cứu cho thấy những nam giới làm việc
trong môi trường có chất này có nguy cơ ung thư thận, trong khi nghiên
cứu trên động vật cho thấy sự liên quan với tổn thương phổi, gan và não.
Phụ thuộc vào nhiệt độ
và ánh sáng, benzene cũng có thể được hình thành trong các loại đồ uống
có ga khi 2 chất vô hại là vitamin C và sodium benzoate hay potassium
benzoate (chất bảo quản) kết hợp với nhau.
Theo DM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét