VIẾT CHÚT GÌ CHO NHAU.. ĐI NHA !

GUESTBOOK



Photobucket Blog

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Nỗi khổ vì khô miệng


 
 
Khô miệng, hay chứng khô miệng, xảy ra khi không cung cấp đủ lượng nước bọt cần thiết, giúp bôi trơn niêm mạc trong miệng, làm sạch miệng và khởi đầu quá trình tiêu hóa khi nhai.

Khi lượng nước bọt giảm, những vi sinh vật gây hại sẽ tăng lên, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhận dạng chứng khô miệng

Một số người chỉ thấy hơi khó chịu chút ít với khô miệng, cảm giác niêm mạc khô, thiếu nước bọt nhưng không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên ở một số người, khô miệng kéo dài có thể dẫn tới nhiễm nấm vùng niêm mạc miệng, cảm giác bỏng rát, sâu nhiều răng (sâu răng lan tràn), hơi thở có mùi hôi (hôi miệng). Khô miệng mãn tính có thể gây ra tình trạng nuốt khó.


Nước bọt là thành phần bảo vệ khoang miệng khỏi viêm nhiễm. Khô miệng làm mô mềm vùng miệng dễ bị viêm và nhiễm trùng. Khi lượng nước bọt không được cung cấp đủ để làm sạch miệng, cũng như tạo ra một lớp bảo vệ bằng nước bọt, bệnh sâu răng và viêm nướu xuất hiện thường xuyên hơn.
 
 Các vi khuẩn trong miệng cũng phát triển mạnh hơn khi thiếu nước bọt, gây ra mùi hôi. Với những người có mang hàm giả tháo lắp toàn phần, khi bị khô miệng sẽ không thoải mái khi đeo hàm vì không còn lớp nước bọt giữa hàm giả và nướu nữa.

Nỗi khổ vì khô miệng

Nguyên nhân gây hôi miệng

Sử dụng thuốc tràn lan và không theo toa là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khô miệng, bởi đó là tác dụng phụ của hàng trăm loại thuốc khác nhau. Do đó, nên đọc kỹ những hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo, và thông báo cho bác sĩ nếu nghĩ rằng thuốc đang dùng làm khô miệng.


Khô miệng cũng có thể xuất hiện khi điều trị xạ trị ung thư vùng đầu cổ; khi bị bệnh tuyến nước bọt, bệnh như bệnh tiểu đường; khi thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc khi mãn kinh; hay lúc bị căng thẳng quá độ.

Khắc phục khô miệng

- Tăng cường dùng nhiều chất lỏng giúp làm giảm khô miệng.

- Có thể dùng nước bọt nhân tạo có bán tại các hiệu thuốc.

- Nhai kẹo cao su không đường hay ngậm kẹo để kích thích tăng tiết nước bọt.

- Thường xuyên uống từng ngụm nhỏ nước.

- Hạn chế dùng cà phê, rượu và nước giải khát có ga.

- Súc miệng với dung dịch không cồn.

- Khám răng miệng định kỳ, gặp bác sĩ để tìm ra giải pháp khắc phục sớm.

Khi bị chứng khô miệng, nên chăm sóc răng miệng thật tốt, sẽ làm giảm bệnh sâu răng và bệnh về nướu. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảnh vụn thức ăn giữa hai răng.

Theo Zing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét