Giết người, xâm hại phụ nữ... là những hành động mà người mắc chứng mộng du có thể làm mà họ không hề hay biết.
Mộng du được coi là một biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ (parasomnias). Những người mắc chứng bệnh này, họ sẽ thực hiện nhiều hành vi bất thường xảy ra trong lúc ngủ, thông thường là nghiến răng, nói mơ hay đi lại, điều khiển tay chân làm hành động kỳ quặc một cách vô thức.
Tuy nhiên trong lịch sử đã ghi nhận nhiều trường hợp, người mộng du trở nên hung ác lạ thường và thậm chí là giết người dã man. Câu hỏi được đặt ra là, liệu những người này có thực sự không biết, không nhớ những gì mình đã làm, phải chăng, bộ não lúc đó cũng “ngủ” theo họ. Cùng đi tìm lời giải những vụ án mộng du qua bài viết dưới đây.
Những vụ giết người vô thức
Vụ án đầu tiên liên quan đến mộng du được ghi nhận vào năm 1846. Khi đó Albert Tirrell - vị khách làng chơi 22 tuổi được tha bổng trước cáo buộc giết một cô gái ở Boston. Tại hiện trường, cảnh sát phát hiện, Tirrell đã dùng dao cắt lìa đầu cô gái tội nghiệp. Anh ta còn quan hệ nhiều lần với xác chết đó, đốt cháy căn nhà, rồi bỏ trốn.
Ít lâu sau, cảnh sát bắt được kẻ thủ ác ở New Orleans. Tưởng rằng Tirrell sẽ phải trả giá cho tội ác của mình nhưng luật sư biện hộ lại cung cấp đủ bằng chứng cho thấy hung thủ mắc bệnh mộng du kinh niên và đã phạm tội trong lúc đang ngủ.
Sau nhiều xét nghiệm tâm thần, quan sát Tirrell di chuyển vô thức trong trại giam, cuối cùng, hội đồng xét xử đồng ý và tuyên bố anh ta vô tội, mặc dù rất rất nhiều người không đồng tình với sự phán xét này. Trường hợp của Tirrell là trường hợp đầu tiên được bào chữa thành công nhờ vào căn bệnh mộng du trong lịch sử luật pháp Mỹ.
Vụ án tiếp theo xảy ra vào thập niên 1870 khi người đàn ông tên
Parker ngủ gục trước quán rượu. Nhân viên bảo vệ quyết định đánh thức
ông ta dạy nhưng bất ngờ Parker đứng nhanh dạy rút súng trong túi áo bắn
chết nhân viên tội nghiệp kia ngay tức khắc. Sau đó, anh ta tiếp tục
dùng súng tấn công mọi người một cách điên cuồng.
Nhiều nhân chứng tại hiện trường không tin kẻ thủ ác là Parker - một người hiền lành và tốt bụng. Sau đó, anh ta đã được các bác sỹ tâm thần chứng minh về tiền sử bệnh mộng du và được xử trắng án.
Một trong những câu chuyện giết người trong lúc mộng du đáng sợ nhất là của cậu thanh niên tốt bụng Kenneth Parks sống ở Ontario, Canada. Vào một đêm tháng 5/1987, chàng trai 23 tuổi này đã rời nhà, lái xe 23km tới nhà ba mẹ vợ.
Khi tới nơi, đứa con rể ngoan ngoãn bỗng điên cuồng tấn công cha mẹ vợ. Cả hai đều bị sát hại bởi rất nhiều vết dao khiến hiện trường vô cùng ghê rợn. Sau đó, Parks tới đồn cảnh sát mù mờ nói rằng: “Tôi vừa giết ai đó thì phải”.
Điều ngạc nhiên hơn cả là mọi thứ xảy ra từ đầu tới cuối đều diễn ra trong lúc Kenneth Parks đang say ngủ. Ban đầu, mọi người cho rằng, Parks là một kẻ máu lạnh không hơn không kém. Thế nhưng, các bằng chứng giám định tâm thần đã cho thấy, Kenneth Parks là người mắc chứng mộng du. Anh còn có một giấc ngủ sâu rất bất thường và vô cùng khó để đánh thức anh ta dậy.
Vài giờ sau khi Parks trình diện, cảnh sát phát hiện anh ta bị đứt nhiều dây chằng khi vật lộn với cha mẹ vợ. Nhưng khi có mặt tại đồn cảnh sát, Kenneth Parks lại không có vẻ gì là đau đớn hay khó khăn trong việc đi lại, thậm chí, anh rất bình thản.
Nhưng chỉ ít tiếng sau, Park đã khóc như trẻ con vì những vết thương. Sau khi thu thập đầy đủ bằng chứng, Kenneth Parks được tòa xử trắng án và phải đi điều trị tâm thần.
Vào tháng 7/2008, Brian Thomas (59 tuổi) bị bắt vì tội giết vợ trong tình trạng mộng du. Câu chuyện tạo ra vô số tranh cãi chưa có hồi kết trong hệ thống pháp lý ở Anh. Theo thông tin ban đầu, hai vợ chồng Thomas trên đường đi du lịch kỉ niệm ngày cưới đã dừng lại nghỉ qua đêm ở một bãi đậu xe.
Tuy nhiên, họ không được ngủ ngon do một số thanh niên tụ tập quanh đó, rồ máy và đua xe tạo nên những tiếng rú đinh tai nhức óc. Vì vậy, Thomas đã quyết định lái xe tới một điểm đỗ xe khác. Thế nhưng ít giờ sau, ông đã gọi cho cảnh sát và nói rằng: đã lỡ tay giết vợ.
Theo lời khai của Thomas, ông đã mơ thấy mình đánh nhau với những “cậu bé đua xe”, ông nghĩ mình đã bóp cổ được một người trong số đó. Nhưng khi tỉnh dậy, ông bàng hoàng nhận ra, người bị bóp cổ đó chính là vợ của mình.
Lý giải khoa học
Điều này được những nhà khoa học lý giải rằng, do khi yên giấc, một nửa não của chúng ta ngủ còn nửa bên kia lại thức. Phần thức dậy chịu trách nhiệm về những hành vi phù hợp, nhưng lại không được ghi nhớ bởi nửa não còn lại.
Người bị mộng du trong tình trạng này có thể làm được nhiều hành động
như lên xuống cầu thang, đi dạo trong đêm, mắt đôi khi mở, miệng có thể
cười, thậm chí nói chuyện với người khác...
Tuy nhiên, họ tương tác với môi trường xung quanh bằng những hành động khá khó hiểu và kì dị. Đến lúc cả hai não cùng thức, họ sẽ quên hết mọi chuyện đã xảy ra. Chỉ một số ít có thể nhớ mơ hồ về những việc mình làm trong lúc ngủ.
Một phần khác giấc ngủ được chia làm nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn "giấc ngủ với làn sóng chậm" là giai đoạn ngủ say nhất. Người mắc bệnh mộng du thường có làn sóng chậm rất mạnh, khiến cho giấc ngủ sâu vô cùng, dẫn đến việc họ không hề cảm nhận được những va chạm, tổn thương trên cơ thể lúc đó.
Các chuyên gia sức khỏe tâm thần gọi hiện tượng hành hung người khi
mộng du là “rối loạn kích thích”. Nó có nghĩa là, một tác nhân nào đó đã
kích thích bộ não thức dậy khi đang trong giai đoạn ngủ sâu, đưa người
mộng du vào trạng thái chuyển tiếp giữa ngủ và thức. Lúc này, người bệnh
sẽ la mắng, đánh đập, có hành động vô thức, đôi khi gây ra những hậu
quả khó lường.
Ở một mức độ khác, người mộng du còn có thể mắc chứng rối loạn tình
dục trong lúc ngủ. Người mộng du thường tự sờ soạng mình hoặc thực hiện
các hành vi tình dục khác với người nằm cạnh trong lúc vẫn đang ngủ. Tuy
nhiên, họ hoàn toàn không biết hoặc không nhớ gì về việc đó sau khi
tỉnh dậy.
Mộng du được coi là một biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ (parasomnias). Những người mắc chứng bệnh này, họ sẽ thực hiện nhiều hành vi bất thường xảy ra trong lúc ngủ, thông thường là nghiến răng, nói mơ hay đi lại, điều khiển tay chân làm hành động kỳ quặc một cách vô thức.
Tuy nhiên trong lịch sử đã ghi nhận nhiều trường hợp, người mộng du trở nên hung ác lạ thường và thậm chí là giết người dã man. Câu hỏi được đặt ra là, liệu những người này có thực sự không biết, không nhớ những gì mình đã làm, phải chăng, bộ não lúc đó cũng “ngủ” theo họ. Cùng đi tìm lời giải những vụ án mộng du qua bài viết dưới đây.
Những vụ giết người vô thức
Vụ án đầu tiên liên quan đến mộng du được ghi nhận vào năm 1846. Khi đó Albert Tirrell - vị khách làng chơi 22 tuổi được tha bổng trước cáo buộc giết một cô gái ở Boston. Tại hiện trường, cảnh sát phát hiện, Tirrell đã dùng dao cắt lìa đầu cô gái tội nghiệp. Anh ta còn quan hệ nhiều lần với xác chết đó, đốt cháy căn nhà, rồi bỏ trốn.
Ít lâu sau, cảnh sát bắt được kẻ thủ ác ở New Orleans. Tưởng rằng Tirrell sẽ phải trả giá cho tội ác của mình nhưng luật sư biện hộ lại cung cấp đủ bằng chứng cho thấy hung thủ mắc bệnh mộng du kinh niên và đã phạm tội trong lúc đang ngủ.
Sau nhiều xét nghiệm tâm thần, quan sát Tirrell di chuyển vô thức trong trại giam, cuối cùng, hội đồng xét xử đồng ý và tuyên bố anh ta vô tội, mặc dù rất rất nhiều người không đồng tình với sự phán xét này. Trường hợp của Tirrell là trường hợp đầu tiên được bào chữa thành công nhờ vào căn bệnh mộng du trong lịch sử luật pháp Mỹ.
Nhiều nhân chứng tại hiện trường không tin kẻ thủ ác là Parker - một người hiền lành và tốt bụng. Sau đó, anh ta đã được các bác sỹ tâm thần chứng minh về tiền sử bệnh mộng du và được xử trắng án.
Chân dung của Kenneth Parks. |
Một trong những câu chuyện giết người trong lúc mộng du đáng sợ nhất là của cậu thanh niên tốt bụng Kenneth Parks sống ở Ontario, Canada. Vào một đêm tháng 5/1987, chàng trai 23 tuổi này đã rời nhà, lái xe 23km tới nhà ba mẹ vợ.
Khi tới nơi, đứa con rể ngoan ngoãn bỗng điên cuồng tấn công cha mẹ vợ. Cả hai đều bị sát hại bởi rất nhiều vết dao khiến hiện trường vô cùng ghê rợn. Sau đó, Parks tới đồn cảnh sát mù mờ nói rằng: “Tôi vừa giết ai đó thì phải”.
Điều ngạc nhiên hơn cả là mọi thứ xảy ra từ đầu tới cuối đều diễn ra trong lúc Kenneth Parks đang say ngủ. Ban đầu, mọi người cho rằng, Parks là một kẻ máu lạnh không hơn không kém. Thế nhưng, các bằng chứng giám định tâm thần đã cho thấy, Kenneth Parks là người mắc chứng mộng du. Anh còn có một giấc ngủ sâu rất bất thường và vô cùng khó để đánh thức anh ta dậy.
Anh Kenneth Parks đã lái xe 23km để tới gặp cha mẹ vợ trong đêm. |
Vài giờ sau khi Parks trình diện, cảnh sát phát hiện anh ta bị đứt nhiều dây chằng khi vật lộn với cha mẹ vợ. Nhưng khi có mặt tại đồn cảnh sát, Kenneth Parks lại không có vẻ gì là đau đớn hay khó khăn trong việc đi lại, thậm chí, anh rất bình thản.
Nhưng chỉ ít tiếng sau, Park đã khóc như trẻ con vì những vết thương. Sau khi thu thập đầy đủ bằng chứng, Kenneth Parks được tòa xử trắng án và phải đi điều trị tâm thần.
Vào tháng 7/2008, Brian Thomas (59 tuổi) bị bắt vì tội giết vợ trong tình trạng mộng du. Câu chuyện tạo ra vô số tranh cãi chưa có hồi kết trong hệ thống pháp lý ở Anh. Theo thông tin ban đầu, hai vợ chồng Thomas trên đường đi du lịch kỉ niệm ngày cưới đã dừng lại nghỉ qua đêm ở một bãi đậu xe.
Hình ảnh của Brian Thomas trước cửa tòa án. |
Tuy nhiên, họ không được ngủ ngon do một số thanh niên tụ tập quanh đó, rồ máy và đua xe tạo nên những tiếng rú đinh tai nhức óc. Vì vậy, Thomas đã quyết định lái xe tới một điểm đỗ xe khác. Thế nhưng ít giờ sau, ông đã gọi cho cảnh sát và nói rằng: đã lỡ tay giết vợ.
Theo lời khai của Thomas, ông đã mơ thấy mình đánh nhau với những “cậu bé đua xe”, ông nghĩ mình đã bóp cổ được một người trong số đó. Nhưng khi tỉnh dậy, ông bàng hoàng nhận ra, người bị bóp cổ đó chính là vợ của mình.
Lý giải khoa học
Điều này được những nhà khoa học lý giải rằng, do khi yên giấc, một nửa não của chúng ta ngủ còn nửa bên kia lại thức. Phần thức dậy chịu trách nhiệm về những hành vi phù hợp, nhưng lại không được ghi nhớ bởi nửa não còn lại.
Tuy nhiên, họ tương tác với môi trường xung quanh bằng những hành động khá khó hiểu và kì dị. Đến lúc cả hai não cùng thức, họ sẽ quên hết mọi chuyện đã xảy ra. Chỉ một số ít có thể nhớ mơ hồ về những việc mình làm trong lúc ngủ.
Một phần khác giấc ngủ được chia làm nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn "giấc ngủ với làn sóng chậm" là giai đoạn ngủ say nhất. Người mắc bệnh mộng du thường có làn sóng chậm rất mạnh, khiến cho giấc ngủ sâu vô cùng, dẫn đến việc họ không hề cảm nhận được những va chạm, tổn thương trên cơ thể lúc đó.
Một người đàn ông đã thoát tội cưỡng hiếp khi anh ta biện hộ rằng,
mình thực hiện tội lỗi trong trạng thái không có ý thức. Người mắc chứng
này thường kèm luôn tật mộng du hoặc một vài chứng rối loạn giấc ngủ
khác. Chính vì vậy, chứng mộng du thường dẫn đến những hành động không
thể kiểm soát như tự sát thương bản thân và thậm chí còn gây ra những
hành vi hành hung người khác.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: S mithsonianmag, BBC, Wikipedia...
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: S mithsonianmag, BBC, Wikipedia...
Theo Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét